Thoái hóa khớp gối có ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể tránh những biến chứng của bệnh.
Nội dung chính
Tổng quan về bệnh thoái hóa khớp gối
Khớp gối nằm ở vị trí đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, mặt sau của xương bánh chè, được bao bọc bởi một lớp sụn khớp bên ngoài. Trong quá trình vận động, khớp di chuyển trượt trên bề mặt của các sụn. Khớp gối là một khớp rất quan trọng, chịu lực tác động của toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất so với các khớp khác. Chính vì vậy khi vận động quá nhiều, khớp gối rất dễ bị thoái hóa.
Thoái hóa khớp gối là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tổng hợp và phá hủy sụn và xương dưới sụn, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp, sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, dẫn đến nứt loét, mất sụn khớp, xơ xương dưới sụn, hình thành các gai xương và hốc xương dưới sụn, cuối cùng dẫn đến biến dạng khớp.
Thời gian đầu, dịch khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, khi bệnh càng nặng, dịch khớp sẽ càng ngày giảm đi, giảm độ nhớt, ma sát giữa các đầu khớp tăng lên, nên sụn khớp ngày càng hao mòn, gây hẹp khe khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối gây đau, vận động khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân của thoái hóa khớp gối
Theo bác sĩ Y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối được chia thành 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân nguyên phát: là nguyên nhân chính, thường xuất hiện ở ngời già, thường là do lão hóa bởi tuổi tác, nhất là những người thường xuyên lao động nặng nhọc, mang vác nhiều, do công việc…Ngoài ra có thể do yếu tố di truyền, nội tiết hay chuyển hóa (mãn kinh, tiểu đường,…) làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Nguyên nhân thứ phát: thường gặp sau các chấn thương khiến trục khớp thay đổi như đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi hoặc xương chày hoặc nứt, vỡ xương bánh chè….Hoặc các bất thường về trục khớp gối bẩm sinh (khớp gối quay vào trong hoặc quay ra ngoài, khớp gối quá duỗi..) hoặc sau các tổn thương viêm tại khớp gối như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp, gout,…
Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối ban đầu thường có các biểu hiện như: đau quanh khớp gối hoặc chỉ đau một vài điểm cố định, lúc đầu cơn đau chỉ xuất hiện nhẹ, đặc biệt là khi đi lại nhiều, lên xuống cầu thang, lên dốc, thường xuất hiện vào ban đêm.
Càng về sau, khớp gối có thể bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch màng khớp, nếu được chọc hút dịch ra, đau sẽ giảm nhưng có thể nhanh chóng tái phát vài ngày sau đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bị thoái hóa khớp gối có thể bị cứng khớp, biểu hiện rõ nhất là lúc sáng sớm, lúc vừa ngủ dậy, và có dấu hiệu lục khục khi cử động khớp.
Khi thăm khám, hình ảnh Xquang và siêu âm khớp có gai xương ở rìa khớp, hẹp khe khớp, có thể kèm các xơ xương dưới sụn. Ngoài ra có thể có phản ứng viêm của màng hoạt dịch gây tràn dịch khớp gối.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối
Cũng theo chia sẻ từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, tùy vào tình trạng của bệnh mà có những phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị nội khoa
Trong các đợt đau tiến triển, bệnh nhân cần sử dụng các thuốc giảm đau paracetamol, NSAIDs hoặc corticoid, tùy thuộc vào mức độ đau và tổn thương của khớp gối. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc cần được giám sát y tế chặt chẽ để ngăn ngừa và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như siêu âm, hồng ngoại, chường nóng, hoặc liệu pháp suối khoáng, bùn khoáng để mang lại hiệu quả cao.
Sử dụng phương pháp phục hồi chức năng vận động của khớp để hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp.
Điều trị ngoại khoa
Bệnh nhân cần có chỉ định của bác sỹ để can thiệp ngoại khoa trong trường hợp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Các điều trị ngoại khoa bao gồm cắt lọc, bào, rửa khớp; khoan kích thích tạo xương; cấy ghép tế bào sụn; và sau cùng là phẫu thuật thay khớp nhân tọa một phần hoặc toàn bộ khớp (thường áp dụng cho những bệnh nhân trên 60 tuổi).
Phòng ngừa thoái hóa khớp gối
Chế độ dinh dưỡng: nên ăn các loại cá và thực phẩm giàu acid béo omega-3 - một loại chất kháng viêm vô cùng hiệu quả, các thực phẩm giàu canxi và các khoáng chất tốt cho khớp như: xương ống, sườn bò, sườn bê, bổ sung luôn phiên các loại thịt heo, thịt gia cầm, tôm, cua...
Chế độ lao động và sinh hoạt khoa học: tập luyện thể dục thể thao với cường độ hợp lý, tránh làm việc nặng quá sức để hạn chế quá tải cho khớp.
Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền tại TPHCM
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn học Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy liên hệ số điện thoại tư vấn tuyển sinh 07.6981.6981 - 09.6881.6981