Nội dung chính
Bệnh ghẻ không những khiến người bệnh trải qua những cơn ngứa vô cùng khó chịu mà còn khiến cho những người xung quanh không muốn tiếp xúc với người bị ghẻ. Vậy bệnh ghẻ có lây không?
- Chia sẻ từ Điều dưỡng Sài Gòn về bệnh viêm ruột thừa cấp tính
- Điều dưỡng Sài Gòn hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Bệnh ghẻ
Tổng quan về bệnh ghẻ ngứa
Ghẻ là loại bệnh ngoài da do kí sinh trùng ghẻ cái gây nên. Ban ngày cái ghẻ ngủ yên trong hang là những mụn nước nhỏ còn ban đêm chúng chui ra khỏi hang và đẻ trứng trên những rãnh nhỏ của da. Đối tượng dễ bị ký sinh trùng cái ghẻ tấn công là những người thường không giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bẩn hay môi trường ẩm ướt nhiều vi khuẩn, đổ mồ hôi nhiều…
Hai tuần đầu khi cái ghẻ xâm nhập vào da chúng không gây nên cảm giác ngứa ngáy nên người bệnh rất khó phát hiện ra bệnh. Thời gian sau đó, cái ghẻ đào hầm và đẻ trứng dưới da nên những biểu hiện của bệnh ghẻ ngứa bắt đầu xuất hiện và nhanh chóng trở nên dữ dội hơn kèm theo sự có mặt của các mụn nước ở tay, chân, háng, thắt lưng… Gãi là phản xạ tự nhiên của người bị ghẻ tấn công, nó khiến cho da dễ bị trầy xước, để lại sẹo thâm hoặc nhiễm trùng. Thậm chí nếu như không được điều trị sớm bệnh ghẻ còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như áp xe vú, nhọt, viêm nang lông, viêm cầu thận, nhiễm khuẩn huyết…
Bệnh ghẻ ngứa có lây không?
Chính vì những khó chịu do ghẻ gây ra và biến chứng nguy hiểm của nó mà cả người bệnh lẫn những người xung quanh cần biết bệnh ghẻ có lây không để phòng ngừa. Chuyên gia da liễu cảnh báo ghẻ là căn bệnh ngoài da rất dễ lây sang người khác nên khi không cách ly người bệnh với những người xung quanh thì ghẻ có thể bùng phát dữ dội trong cộng đồng
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, ghẻ có thể lây lan nhanh chóng qua đường trực tiếp hoặc gián tiếp:
- Lây ghẻ trực tiếp: Khi ôm, bắt tay hay có những tiếp xúc trực tiếp trên da khác thì ghẻ cái có khả năng lây nhiễm trực tiếp từ người sang người. Thậm chí ngồi cùng bàn, ngủ chung giường… vẫn có thể lây ghẻ vì việc gãi ngứa vô tình làm cái ghẻ rơi xuống và bò lên da của người bình thường. Cũng vì thế mà ghẻ có thể lây qua sinh hoạt tình dục.
- Lây ghẻ gián tiếp: Nếu tiếp xúc với vật dụng cá nhân của người bị ghẻ như chăn, màn, quần, áo, chiếu, khăn mặt… thì người bình thường có thể bị lây ghẻ do cái ghẻ kí sinh ở đây là xâm nhập vào da.
Khi đã biết được bệnh ghẻ có lây không bản thân người bệnh lẫn những người xung quanh đều cần chủ động thực hiện biện pháp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh. Muốn vậy, người bệnh cần được cách ly hoàn toàn với những thành viên trong gia đình và bạn bè; vật dụng cá nhân của người bệnh cần được tẩy trùng, phơi nắng để tiêu diệt môi trường sống của kí sinh trùng ghẻ. Việc trị ghẻ luôn là cần thiết và phải thực hiện điều trị đồng thời cả người bệnh lẫn người sống cùng để ngăn ngừa lây lan.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Bệnh ghẻ có tự khỏi không?
Nếu vẫn chưa biết bệnh ghẻ có tự khỏi không thì bạn hãy lưu tâm rằng nếu không trị bệnh càng sớm càng tốt thì bệnh khó có thể khỏi mà thậm chí còn ngày càng chuyển biến nặng hơn, dễ biến chứng và lây lan nhanh chóng. Muốn chấm dứt điều này, cách duy nhất là tìm cách trị ghẻ ngứa và ký sinh trùng cái ghẻ tận gốc. Nếu không làm được điều ấy, bệnh tái phát đi tái phát lại là điều khó tránh khỏi vì kí sinh trùng vẫn chưa bị tiêu diệt mà đang trú ẩn dưới da chờ đợi thời cơ thích hợp thì tái hoạt động.
Để loại bỏ cái ghẻ triệt để người bệnh không nên kéo dài thời gian tự tìm hiểu cách chữa trị tại nhà mà thay vào đó, hãy đến gặp bác sĩ phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín, bác sĩ sẽ giúp người bệnh chẩn đoán tình trạng bệnh và tư vấn cách trị ghẻ ngứa cụ thể. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định từ bác sĩ đồng thời giữ vệ sinh môi trường sống, cơ thể sạch sẽ; tiệt trùng vật dụng cá nhân để chúng không trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh.