Bệnh nhân bị phình động mạch chủ do những nguyên nhân nào gây nên?

Phình động mạch chủ là một trong những căn bệnh khá phổ biến và chiếm tỉ lệ gây tử vong cao tại Việt Nam. Phình động mạch chủ thường không có dấu hiệu rõ ràng, thường gặp ở người 60 tuổi trở lên. Vậy bệnh lý này do những nguyên nhân nào gây nên?

Phình động mạch chủ là một trong những căn bệnh khá phổ biến

Phình động mạch chủ là một trong những căn bệnh khá phổ biến

Các triệu chứng của bệnh phình động mạch chủ

Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, khu vực động mạch có trương lực yếu và phồng lên được gọi là phình động mạch chủ. Động mạch chủ chính là mạch máu lớn cung cấp máu đi nuôi cơ thể, khi bị vỡ phình động mạch chủ sẽ gây chảy máu, nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy việc phát hiện sớm các triệu chứng gây bệnh sẽ giúp điều trị có hiệu quả hơn:

+ Khi bị chứng phình động mạch chủ bụng bạn sẽ có cảm giác mạch đập gần rốn, mạch đập trong bụng giống với nhịp đập của tim.

+ Đau nhiều, cơn đau xuất hiện đột ngột ở dưới lưng hoặc trong vùng bụng, nó có thể là dấu hiệu cảnh báo túi phình sắp vỡ.

+ Trong một số trường hợp bạn còn có cảm giác đau nhức, tím tái ở ngón chân hoặc bàn chân. Nguyên nhân là do những mãnh vỡ từ túi phình khiến mạch máu nhỏ ở bàn chân và các ngón chân bị tắc.

+ Nếu túi phình bị vỡ sẽ khiến bạn thấy mệt lả, đau, chóng mặt, thậm chí mất ý thức.

Nguyên nhân gây nên bệnh phình động mạch chủ là gì?

Phình động mạch chủ bụng

Khoảng 75 % cả các chứng phình động mạch đều diễn ra ở phần của động mạch chủ trong bụng. Mặc dù chưa xác định được nguyên nhân chính xác của chứng bệnh này nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng một số yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Thuốc lá, những người bị bệnh tăng huyết áp, bị nhiễm trùng trong động mạch chủ (vasculitis), hay do nhiễm trùng hoặc viêm mạch khiến thành động mạch chủ suy yếu.

Phình động mạch chủ ngực

Khoảng 25 % chứng phình động mạch chủ diễn ra bên trong lồng ngực. Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh cũng giống như ở phình động mạch chủ bụng, ngoài ra còn do: Hội chứng Marfan (một bệnh di truyền gây nguy cơ phình động mạch chủ ngực), chấn thương, chấn thương động mạch chủ…

Yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ gây chứng phình động mạch chủ bao gồm: Tuổi (thường xảy ra ở những người trên 60 tuổi), người hút thuốc lá, mắc bệnh tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh phình động mạch chủ…

IMG_6830

Các cách phòng ngừa bệnh phình động mạch chủ

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, thực tế hiện vẫn chưa có thuốc ngăn chặn bệnh phình động mạch chủ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, một số thuốc kháng sinh và thuốc statin có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của phình động mạch chủ nhỏ. Ngoài ra các thuốc chặn thụ thể angiotensin – losartan cũng có tác dụng hạn chế sự hình thành hiện tượng phình động mạch.

Cách tốt nhất để ngăn chặn chứng phình động mạch chủ là giữ cho các mạch máu khỏe mạnh với các bước sau:

+ Kiểm soát tình trạng huyết áp ở mức ổn định.

+ Không hút thuốc lá.

+ Thường xuyên tập thể dục.

+ Giảm cholesterol, chất béo trong chế độ ăn uống.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm.

Xét tuyển trực tuyến