Bệnh nhân bị suy hô hấp được phân loại theo những cấp độ nào?

Suy hô hấp là một tình trạng trong đó hệ thống hô hấp không thể duy trì trao đổi khí đầy đủ để đáp ứng nhu cầu chuyển hóa, tức là oxy hóa và/hoặc loại bỏ CO2. Vậy bệnh suy hô hấp được phân loại như thế nào?

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh suy hô hấp

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh suy hô hấp

Những nguyên nhân nào gây nên bệnh suy hô hấp?

Theo các Điều dưỡng viên Sài Gòn, suy hô hấp cấp tính thường xuất phát từ việc cung cấp đủ oxy cho phổi, thải loại carbon dioxide hoặc cả hai. Khi đó, hệ hô hấp không thể thực hiện các chức năng như bình thường.

Các nguyên nhân có thể gây nên tình trạng này bao gồm:

Tổn thương đường thở:

+ Đường thở trên: mềm sụn thanh quản, dị vật đường thở, abcess thành sau họng, quá phát VA, quá phát amidan, viêm nắp thanh môn, bạch hầu, viêm thanh khí quản.

+ Đường thở dưới: hen, viêm tiểu phế quản, hiếm gặp hơn như hẹp khí quản, vòng mạch.

Tổn thương phổi, màng phổi: viêm phổi, phù phổi, ARDS, dập phổi do chấn thương, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi.

Tổn thương hệ điều khiển hô hấp:

+ Bệnh lý não: viêm não màng não, ngộ độc , chấn thương sọ não.

+ Bệnh lý thần kinh – cơ: nhược cơ, hội chứng Guillain – Barre, toan chuyển hóa.

Việc xác định nguyên nhân gây suy hô hấp cấp giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Phân loại suy hô hấp như thế nào?

Suy hô hấp thường được phân loại thành:

- Thiếu oxy cấp (acute hypoxaemic), hoặc loại I. O2 máu thấp với CO2 bình thường/thấp. Bất tương xứng V:Q là phổ biến nhất (diện tích phổi trở nên kém thông khí nhưng vẫn được tưới máu) – ví dụ: viêm phổi, phù phổi hoặc ARDS, hoặc thuyên tắc phổi (tái phân bổ lưu lượng máu);

- Thông khí (ventilatory), hoặc loại II. Thứ phát sau khi suy bơm thông khí (ví dụ như tổn thương thần kinh trung ương, suy yếu cơ hô hấp), đặc trưng bởi sự giảm thông khí với tăng CO2 máu;

- Sau phẫu thuật (post-operative) suy hô hấp loại III. Phần lớn là một phiên bản của suy hô hấp loại I, là thứ phát sau xẹp phổi (atelectasis) và giảm dung tích cặn chức năng;

- Loại suy hô hấp loại IV, thứ phát sau suy giảm tưới máu hoặc sốc. Lưu lượng mạch máu phổi không đủ để oxy hóa hoặc giải phóng CO2.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-dao-tao-dieu-duong-sai-gon

Các cách phòng ngừa bệnh suy hô hấp

Theo các Bác sĩ Cao đẳng Dược Thành Phố Hồ Chí Minh chia sẻ một số biện pháp để bảo vệ phổi như sau:

- Hạn chế hút thuốc lá;

- Đi khám nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn như sốt, ho và tăng dịch tiết đường hô hấp;

- Uống thuốc đúng và đủ liều theo toa của bác sĩ;

- Các thiết bị hỗ trợ để duy trì nồng độ oxy như mặt nạ áp lực đường thở dương liên tục có thể cần thiết trong một số trường hợp;

- Lựa chọn các hoạt động thể chất phù hợp để tăng cường chức năng phổi.

Suy hô hấp cấp tính là một tình trạng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau với các triệu chứng bao gồm lú lẫn, thở nhanh, hơi thở ngắn. Nếu có các dấu hiệu đầu tiên của suy hô hấp bệnh nhân cần thăm khám kịp thời tránh bệnh nặng hơn.

Xét tuyển trực tuyến