Bệnh nhân bị suy thận cấp có thể sẽ nguy hiểm tới tính mạng

Bệnh nhân suy thận cấp là tình trạng giảm chức năng thận đột ngột xuất hiện trong vòng từ vài giờ đến vài ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Suy thận cấp là tình trạng giảm chức năng thận đột ngột

Suy thận cấp là tình trạng giảm chức năng thận đột ngột

Bệnh nhân bị suy thận cấp thường do nguyên nhân nào gây nên?

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng suy thận cấp, chúng ta có thể chia thành 3 nhóm chính là do nguyên nhân trước thận, nguyên nhân tại thận và nguyên nhân sau thận. Trong đó:

Nguyên nhân trước thận bao gồm các yếu tố làm giảm lưu thông máu tới thận, khiến giảm áp lực lọc cầu thận dẫn tới tình trạng vô niệu hoặc thiểu niệu:

  • Chảy máu và mất nước quá nhiều khiến người bệnh bị sốc.
  • Các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, viêm cơ tim.
  • Do nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn tử cung, viêm nhiễm tụy cấp hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa.
  • Sốc phản vệ.
  • Sốc do chấn thương gây thiếu máu nghiêm trọng.
  • Sốc do tình trạng tan máu cấp gây ra tắc ống thận.
  • Nhiễm khuẩn do các vấn đề như sẩy thai, phá thai, sản giật…

Các nguyên nhân tại thận bao gồm các nguyên nhân gây tổn thương tại thận, cụ thể là do một số bệnh lý về thận như cầu thận, ống thận, mô kẽ thận…

  • Cầu thận: Bệnh viêm cầu thận gây ra tình trạng viêm các mạch máu tại thận gây ra các vấn đề như xơ cứng bì, tăng huyết áp, đông máu…
  • Ống thận: Ống thận là tình trạng bệnh lý do một số tác nhân như thuốc gây tê, kim loại nặng, nọc độc ong, rắn hoặc các chất cản quang đường tĩnh mạch… gây nhiễm độc thận.
  • Mô kẽ thận: Mô kẽ thận do một số vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, dẫn tới suy thận cấp.

Nguyên nhân sau thận là các vấn đề gây tắc đường dẫn nước tiểu của thận như:

  • Tắc nghẽn do máu đông, sỏi thận hoặc do hoại tử nhú.
  • Ống thận bị tắc.
  • Tắc niệu quản do bị chèn ép các cơ quan bên cạnh thận như u tử cung, u bàng quang, u niệu đạo hoặc sỏi…
  • Niệu đạo tắc do co thắt niệu đạo hoặc các bệnh lý liên quan đến tuyến tiền liệt hoặc khối u bàng quang.

Tìm hiểu những triệu chứng và nguyên nhân của bệnh suy thận cấpSuy thận cấp là tình trạng thận bị suy giảm hoặc tạm thời mất chức năng dẫn tới một số vấn đề như rối loạn cân bằng điện giải, mất cân bằng toan kiềm và tăng huyết áp. Bệnh lý này nếu được phát hiện trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài ngày, nguyên nhân gây bệnh có thể được loại trừ dễ dàng và chức năng thận dần trở lại bình thường.

Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau. Người bệnh nếu gặp phải tình trạng suy thận cấp có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

Ở giai đoạn đầu: Ở khoảng 24 giờ đầu tiên bệnh xuất hiện, người bệnh thường gặp phải cảm giác buồn nôn, đau ngực, khó thở, nước tiểu ít dần.

Ở giai đoạn vô niệu và thiếu máu: Đây là giai đoạn tình trạng bệnh và triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biến khi tình trạng thiểu niệu và vô niệu chuyển biến nặng, bệnh nhân có thể bị tử vong.

Giai đoạn đái trở lại: Lượng nước tiểu khoảng 200 – 300ml/24 giờ và tăng dần lên 4 – 5 lít/24 giờ. Người bệnh đối mặt với nguy cơ mất nước do tiểu nhiều, tăng ure máu, rối loạn điện giải…

Giai đoạn phục hồi chức năng thận: Kết quả của bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm ure huyết tương tăng, nồng độ creatinin huyết tương.

Triệu chứng khác: Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp một số vấn đề khác như suy tim, huyết ứ, phù phổi, nước tiểu đậm màu, có thể kèm theo máu, mủ hoặc có chứa vi khuẩn. Thậm chí, người bệnh có thể viêm màng ngoài tim, chảy máu nội tạng, rối loạn não và tụt huyết áp.

Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau

Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng khác nhau

Bệnh nhân bị suy thận cấp sẽ gặp những nguy hiểm nào?

Suy thận cấp là một trong những bệnh lý có khả năng gây tử vong cao. Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ bị tăng huyết áp, gây tràn dịch màng tim và ép tim cấp. Ngoài ra, vấn đề tăng kali máu có thể gây rối loạn nhịp tim nhanh chóng, nếu không chữa kịp thời sẽ dẫn đến ngừng tim hoặc tử vong.

Bên cạnh đó, người bị suy thận thường suy giảm lượng natri và canxi trong máu, dẫn đến nguy cơ lượng kali trong máu tăng. Khi đó, cơ thể người bệnh sẽ bị tích tụ các loại axit vững khi vô niệu, thiểu niệu, kiềm dư giảm, độ pH trong máu giảm, khiến bệnh nhân bị rối loạn nhịp thở, khiến bệnh lý càng nặng hơn và dẫn đến tử vong.

Các phương pháp điều trị bệnh đang được áp dụng

Phương pháp điều trị suy thận cấp phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như giai đoạn phát triển của bệnh. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chữa bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý và cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Khi bệnh lý ổn định hoặc triệu chứng bệnh có dấu hiệu suy giảm, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian đơn giản tại nhà. Những bài thuốc nam này thường được ưa chuộng bởi tính chất an toàn, lành tính và khá hiệu quả. Một số mẹo chữa bệnh suy thận bệnh nhân có thể tham khảo là:

Xạ đen chữa suy thận hiệu quả

Xạ đen còn được biết đến với một số tên gọi khác như cây vạn hoa, bách giải, đồng triều. Đây là cây thuốc nam có khả năng tăng cường hỗ trợ chức năng thận, giúp giải độc và thanh nhiệt rất tốt. Chính vì vậy, người mắc chứng suy thận có thể nấu nước xạ đen uống hàng ngày chữa suy thận.

Người mắc chứng suy thận có thể nấu nước xạ đen uống hàng ngày chữa suy thận

  • Nguyên liệu: xạ đen 15gr, kim ngân hoa 12gr.
  • Cách thực hiện: Đem xạ đen và kim ngân hoa rửa sạch, cho vào ấm đun thành thang rồi lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Kiên trì thực hiện sẽ giúp bệnh nhân cải thiện các triệu chứng nhanh chóng.

Điều trị suy thận bằng cỏ mực

Theo các Bác sĩ Y học cổ truyền cho hay: Cây cỏ mực cũng là bài thuốc nam đem lại hiệu quả điều trị rất tốt cho người bệnh. Dược liệu này có tác dụng bổ thận, thanh nhiệt và cải thiện triệu chứng tiểu ra máu. Ngoài ra, vị thuốc này có tính hàn, vị chua ngọt nên không ảnh hưởng đến hoạt động của thận.

  • Nguyên liệu: cỏ mực 2 nắm to.
  • Cách thực hiện: Cỏ mực đem rửa sạch, giã lấy nước cốt rồi cho thêm đường trắng và nước gừng vào cô thành các viên hoàn. Mỗi lần sử dụng lấy khoảng 16gr viên hoàn và chia thành 2 lần uống mỗi ngày vào sáng và chiều.

Lưu ý bệnh nhân bị cao huyết áp không được sử dụng cỏ mực để điều trị bệnh.

Bồ công anh chữa suy thận

Bồ công anh là dược liệu nổi tiếng được biết đến với công dụng bổ thận, mát gan. Trong vị thuốc này có chứa nhiều nguyên tố vi lượng và dưỡng chất, giúp tăng cường hoạt động của thận. Đặc biệt, loại dược liệu này còn có khả năng đào thải nước tiểu dễ dàng hơn.

Bồ công anh là dược liệu nổi tiếng được biết đến với công dụng bổ thận, mát gan

  • Nguyên liệu: bồ công anh 40gr, hạt dành dành 15g, hoạt thạch 30g.
  • Cách thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc cùng với nước trên lửa nhỏ rồi dùng uống hàng ngày. Kiên trì áp dụng phương pháp này sẽ giúp cải thiện bệnh dần dần.

Đối với tình trạng bệnh tiến triển hoặc các bài thuốc dân gian không mang lại hiệu quả, bệnh nhân cần đi khám để được bác sĩ chỉ định thuốc chữa suy thận phù hợp. Phương pháp điều trị này thường mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng và tuân thủ theo mọi chỉ định của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ của thuốc.

Những biện pháp phòng tránh đối với những bệnh nhân suy bệnh cấp

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh suy thận cấp, xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị. Chính vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý một số điều về thói quen sinh hoạt và ăn uống để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:

  • Bệnh nhân mắc chứng tiểu đường nên kiểm soát lượng đường trong máu ở mức bình thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ lượng đạm trong nước tiểu.
  • Người bệnh nên uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, khoảng 2-3 lít tùy theo thời tiết và mức vận động của mỗi người.
  • Bệnh nhân nên ăn các loại thức ăn có lợi cho thận như ăn nhiều cá, rau củ quả, trái cây. Đồng thời nên hạn chế các thực phẩm nhiều muối, nhiều chất béo…
  • Hạn chế sử dụng rượu bia và hút thuốc lá vì điều này có thể khiến bệnh thận càng trở nên nghiêm trọng và tiến triển nhanh hơn.
  • Luyện tập thể dục thể thao vừa sức, thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần và chú ý kiểm tra nước tiểu, huyết áp.

Suy thận cấp là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời thì khả năng hồi phục chức năng thận hoàn toàn là có thể. Người bệnh không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của cơ thể, nếu nhận thấy có sự bất thường cần thăm khám kịp thời.

Xét tuyển trực tuyến