Bệnh nhân bị suy thận độ 2 do những nguyên nhân nào gây nên?

Suy thận độ 2 hay suy thận giai đoạn II là một bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương thận và giảm mức lọc cầu thận nhẹ. Vậy đối với bệnh lý này do những nguyên nhân nào gây nên?

Suy thận độ 2 hay suy thận giai đoạn II là một bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương thận

Suy thận độ 2 hay suy thận giai đoạn II là một bệnh lý đặc trưng bởi tổn thương thận

Suy thận độ 2 là gì?

Suy thận độ 2 là giai đoạn nhẹ vì vậy không có những triệu chứng quá rõ ràng. Vậy làm thế nào để biết rằng mình đang bị suy thận? Suy thận độ 2 sẽ có các triệu chứng như:

  • Đi tiểu tiện thất thường: Đi tiểu nhiều lần trong ngày. Có thể khi đi tiểu chúng ta sẽ thấy trong nước tiểu có lẫn máu. Lượng nước tiểu mỗi khi đi tiểu đột ngột thay đổi, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
  • Các triệu chứng suy thận cấp 2 trên cơ thể: Mặt, bàn tay, bàn chân bị sưng phù, phát ban, ngứa ngáy.
  • Hơi thở nông và có mùi. Thay đổi vị giác, buồn nôn, ăn uống không ngon miệng,…
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, tinh thần giảm sút.
  • Hoa mắt, đau đầu, chóng mặt. 
  • Người bị suy thận độ 2 có thể tiểu ra máu do trong nước tiểu, lượng protein tăng cao
  • Chỉ số creatinin, ure máu khi xét nghiệm lên cao bất thường chỉ nhận ra khi tiến hành các xét nghiệm, chụp chiếu.

Suy thận độ 2 thường do nhiều lý do khác nhau gây nên. Các nguyên nhân thường gặp như:

  • Bệnh nhiễm trùng máu gây ra các tổn thương thận.
  • Các biến chứng trong giai đoạn mang thai như tiền sản giật và hội chứng HELLP.
  • Do nguyên nhân thiếu lưu lượng máu tới thận.
  • Dòng chảy của nước tiểu bị tắc nghẽn do tình trạng tuyến tiền liệt phình to hoặc do sỏi thận có thể khiến tắc nghẽn đường ra của nước tiểu và có thể  gây suy thận độ 2. 
  • Viêm tuyến tiền liệt.
  • Lượng Cholesterol cao gây tích tụ mỡ trong các mạch máu cung cấp tới thận khiến cơ quan bài tiết này gặp khó khăn trong hoạt động.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm bể thận có thể dẫn tới suy thận. 
  • Huyết áp cao.
  • Viêm cầu thận.
  • Do nhịn đi tiểu tiện thường xuyên. Việc này gây ra áp lực và gây tắc nghẽn đường ra của nước tiểu. Dần dần gây suy giảm chức năng của thận.
  • Nguyên nhân do di truyền: Bệnh thận đa nang là một tình trạng di truyền chỉ sự tăng trưởng của các u nang phát triển bên trong thận.
  • Nguyên nhân do mắc bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 2: Trong máu có quá nhiều đường có thể khiến các bộ lọc nhỏ trong thận bị hỏng.
  • Do tác dụng phụ của thuốc hoặc nhiễm độc tố. Người bệnh suy thận có thể đã thường xuyên sử dụng một số loại như: Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), nhiễm độc chì hay sử dụng ma túy…
  • Chế độ ăn uống quá nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ uống có chất kích thích,…đều không tốt cho cơ thể nói chung và thận nói riêng do phải hoạt động quá mức.

Bệnh suy thận độ 2 do nhiều nguyên nhân gây ra

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, phần lớn bệnh nhân suy thận nặng tử vong do không có đủ tiền chỉ trả để lọc máu.

Bệnh suy thận có đến 5 cấp độ nhưng không phải vì vậy mà người bệnh có thể xem nhẹ suy thận giai đoạn 2. Suy thận độ 2 có nguy hiểm không? Suy thận giai đoạn 2 nếu không được phát hiện sớm và chữa trị dứt điểm sẽ nhanh chóng chuyển sang các giai đoạn nặng hơn. Các biến chứng nguy hiểm như:

  • Cơ thể bị tích nước, ứ dịch: Tay chân bị phù, tăng huyết áp.
  • Nồng độ Kali trong máu tăng làm rối loạn nhịp tim, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Gây ra các bệnh thiếu máu các bệnh về xương khớp, loãng xương,…
  • Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương gây mất tập trung.
  • Suy giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ.

Điều trị bệnh suy thận bằng những phương pháp đơn giản

Điều trị chứng suy thận bằng râu ngô

Râu ngô vốn nổi tiếng là phương thuốc giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể,… Nước râu ngô có khả năng làm tan các loại sỏi thận, điều trị suy thận.

  • Nguyên liệu: Râu ngô 200g, 1 lít nước.
  • Cách thực hiện: Râu ngô rửa sạch rồi đun cùng nước. Chắt lấy nước uống hàng ngày. Để thêm hiệu quả bạn có thể thêm các loại thảo dược như: Rễ sậy, kim tiền thảo đun cùng râu ngô.

Đỗ đen chữa suy thận

Đỗ đen có chứa nhiều chất xơ và chất bổ máu như: Phenylalanine, methionine,… vì vậy sẽ giúp hoạt huyết, tăng cường hoạt động của thận để lọc máu,…

  • Nguyên liệu: Đỗ đen: 200g, nước: 1 lít.
  • Cách thực hiện: Đun đỗ đen cùng nước cho đến khi đậu nhừ. Chắt lấy nước uống hoặc có thể ăn luôn cả bã cũng rất tốt.

Bồ công anh

Bồ công anh có chứa các nguyên tố vi lượng và nhiều dưỡng chất giúp bổ thận, mát gan. Loại cây này còn giúp thận đào thải nước tiểu dễ dàng, ngăn tích tụ sỏi thận.

  • Nguyên liệu: Bồ công anh 40g, bột talc 30g, hạt dành dành 15g.
  • Cách thực hiện: Đun các nguyên liệu trên cùng nước rồi chắt lấy phần nước cốt để uống hàng ngày.

Bài thuốc đông y chữa suy thận do tỳ thận khí (dương) hư

  • Triệu chứng: Cơ thể mệt mỏi, bụng trướng, ăn kém, lưng gối mỏi yếu, tiểu đêm nhiều lần, tay chân lạnh,…
  • Bài thuốc: Bạch truật, Phụ tử, thục táo, dư dung  mỗi vị 10g; Tiên mao, ba kích, phục linh, củ mài mỗi vị 15g; Tiễn kỳ, đẳng sâm mỗi thứ 20g; Quế chi (2g).

Bài thuốc điều trị do can thận âm hư

  • Triệu chứng: Miệng khô, lưỡi đạm đỏ, không có rêu hoặc rêu ít. Đau đầu, chóng mặt, tiểu ít,…
  • Bài thuốc: Mẫu đơn bì, cúc hoa, củ mài, táo bì, trạch tả mỗi thứ 10g; Bạch thược, bạch phục linh mỗi vị 12g; Nữ trinh, kỷ tử, địa hoàng thán, ngưu tất, cỏ nhọ nồi, tầm gửi dâu mỗi vị 15g.

Bài thuốc điều trị suy thận độ 2 do âm dương lưỡng hư

  • Triệu chứng: Cơ thể suy nhược, tay chân lạnh nhưng lòng bàn tay, bàn chân lại nóng. Miệng khô, mỏi lưng, đi táo,…
  • Bài thuốc: Quế nhục lấy 3g; Phụ tử, sơn thù, hoài sơn, thủy đề, mẫu đơn bì, cao ban long mỗi vị 10g; Thỏ ty tử lượng 12g; Bạch phục linh, ba kích, thục địa mỗi vị 15g.

Bài thuốc chữa suy thận do khí âm lưỡng hư

  • Triệu chứng: Da dẻ xanh xao, hay mỏi lưng và gối, tiểu ít, đại tiện không đều, mạch trầm tế,…
  • Bài thuốc: Táo bì, sơn hoa tiêu, đơn bì, hoàng tinh mỗi vị 10g; Kỷ tử 12g; Địa hoàng, mạch môn, khoan mài, bạch phục linh, biển đậu mỗi vị 15g; Sâm thái tử 20g; Hoàng kỳ 30g.
Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-49

Bệnh nhân suy thận độ 2 cần kiêng một số thực phẩm và có lối sống lạnh mạnh

Bên cạnh đó người bị suy thận độ 2 cần kiêng một số thực phẩm như: 

  • Kiêng đạm thực vật trong các loại rau như: Rau muống, rau mồng tơi, rau ngót, giá, rau dền,…
  • Không nên ăn nội tạng động vật, thịt mỡ, da gà, các loại phô mai, trái cây sấy khô.
  • Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều kali như chuối sấy, thanh long.
  • Hạn chế muối trong đồ ăn. Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 2 – 4g muối.
  • Không nên dùng nhiều đồ ăn chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Không nên uống các loại nước ngọt có gas, các loại ngũ cốc tinh chất.

Để điều trị suy thận hiệu quả, ngoài việc uống thuốc thì bệnh nhân cần chút ý thay đổi thói quen xấu và duy trì lối sống lành mạnh như:

  • Không thức khuya, làm việc quá sức, ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày để cơ thể được bổ sung đủ nước và đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế muối, dầu mỡ trong chế biến.
  • Phụ nữ mang thai và đang trong kỳ kinh nguyệt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc.
  • Trong trường hợp cơ thể dị ứng hay có phản ứng với thuốc thì nên tạm dừng và tìm phương pháp điều trị khác.
  • Khi chữa bệnh bằng phương pháp dân gian thường sẽ phục hồi khá chậm vì vậy người bệnh cần kiên trì, không nên từ bỏ giữa chừng.

Khi bị suy thận bạn không nên quá lo lắng. Suy thận độ 2 là mức độ suy thận dạng nhẹ, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Những người bị bệnh hoặc ngay cả những người khỏe mạnh cũng đều cần đi khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh ngay cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng.

Xét tuyển trực tuyến