Bệnh tắc mạch ối có các biện pháp điều trị bệnh nào?

Tắc mạch ối xảy ra khi nước ối, tế bào thai nhi, bọt khí, tóc, lông tơ hoặc các mảnh mô khác lọt vào hệ tuần hoàn của mẹ gây suy hô hấp và tuần hoàn cấp tính. Vậy Bệnh tắc mạch ối có các biện pháp điều trị bệnh nào?



Tắc mạch ối hay thuyên tắc ối là một cấp cứu sản khoa

NGUYÊN NHÂN NÀO DẤN TỚI BỆNH TẮC MẠCH ỐI?

Bình thường, nước ối nằm trong buồng ối, không đi vào tuần hoàn của người mẹ. Nhưng khi hàng rào ngăn cách giữa khoang ối và tuần hoàn của người mẹ bị phá vỡ, nước ối sẽ đi vào hệ thống tĩnh mạch của người mẹ (xoang tĩnh mạch tử cung) một cách bất thường qua các tĩnh mạch ống cổ tử cung, qua vị trí nhau bám (nếu đã bong nhau), qua nội mạc tử cung hay qua nơi tử cung bị chấn thương.

NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP Ở BỆNH TẮC MẠCH ỐI

Giai đoạn đầu

Triệu chứng khởi đầu là suy hô hấp, tím tái xảy ra đột ngột trong vài phút, tiếp đến là tụt huyết áp, choáng, phù phổi, biểu hiện thần kinh như lú lẫn mất ý thức và co giật. Theo nghiên cứu có khoảng 40% số bệnh nhân tắc mạch ối qua được giai đoạn này.

Giai đoạn sau

Nếu người bệnh qua được giai đoạn đầu thì đến giai đoạn này sẽ có biểu hiện chảy máu dữ dội nhiều nơi do đờ tử cung, đông máu rải rác trong lòng mạch, chảy máu từ tử cung không cầm khiến người bệnh rơi vào tình trạng sốc mất máu.



Bệnh nhân sẽ được điều trị hỗ trợ là chính, không có phương pháp điều trị đặc hiệu

CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH TẮC MẠCH ỐI

Tắc mạch ối là một biến chứng sản khoa nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao tuy nhiên nếu được chẩn đoán và cấp cứu kịp thời vẫn có một tỉ lệ sống sót. Cấp cứu tắc mạch ối cần được phối hợp bởi các chuyên khoa khác nhau để đem lại hiệu quả cấp cứu, cụ thể:


Nguyên tắc xử trí


  •  Hồi sức tích cực.

  • Phối hợp giữa Sản khoa, Gây mê hồi sức và Nhi khoa.


Về mặt gây mê hồi sức: Kiểm soát và hỗ trợ hô hấp – tuần hoàn:


  • Duy trì cung cấp oxy cho sản phụ (đặt nội khí quản, thở máy).

  • Đặt hơn 2 đường truyền tĩnh mạch, nâng huyết áp bằng dung dịch cao phân tử.

  • Hồi sức tim nếu ngừng tim bằng Adrenalin.

  • Truyền máu và các chế phẩm của máu nếu kết quả đông máu không tốt kèm chảy máu dữ dội: truyền máu toàn phần hay khối hồng cầu và huyết tương,…

  • Theo dõi bằng monitor.


Về mặt sản khoa


  • Cho sinh ngay.

  • Tùy từng trường hợp cụ thể để có chỉ định phù hợp.


Về mặt nhi khoa: Hồi sức sơ sinh tích cực.

NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA Ở CHỨNG BỆNH TẮC MẠCH ỐI

Tắc mạch ối gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong còn cao, cụ thể:


  • Tử vong mẹ (lên đến 90%), tử vong con (20 – 60%) do chỉ xử lý được triệu chứng nhằm lấy lại dấu hiệu sinh tồn cho bệnh nhân chứ không giải quyết được nguyên nhân. Xảy ra đột ngột và nhanh chóng nên tỉ lệ tử vong cao.

  • Hậu quả về tinh thần và vận động cho mẹ và con do thiếu oxy não.

  • Hội chứng Sheehan: chảy máu nặng có thể dẫn tới hoại tử một phần hoặc toàn bộ thùy trước tuyến yên gây suy tuyến yên, biểu hiện bằng dấu hiệu vô kinh, rụng lông, rụng tóc, suy tuyến giáp, suy tuyến thượng thận, mất sữa.

  • Biến chứng khác: sự mất máu nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của sản phụ, có thể gây suy gan, suy thận, suy đa tạng, rối loạn đông máu,...


Qua bài viết trên, Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyên phụ nữ mang thai, cần thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện sớm các thai kỳ nguy cơ, có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Xét tuyển trực tuyến