Nội dung chính
Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh lý xương khớp gặp khá phổ biến hiện nay. Phần lớn bệnh gặp ở người cao tuổi khiến người bệnh phải chịu những cơn đai dai dẳng, thay đổi cấu trúc xương khớp, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động.
- Bệnh tăng huyết áp nguyên phát gây những biến chứng nguy hiểm nào?
- Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng do các tác nhân nào gây nên?

Thoái hóa khớp háng là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến
PHÂN LOẠI THOÁI HÓA KHỚP HÁNG
Thoái hóa khớp háng gồm hai thể bệnh:
- Thoái hóa khớp háng nguyên phát: chiếm 50% các trường hợp, hay gặp ở người trên 60 tuổi.
- Thoái hóa khớp háng thứ phát: được phân thành các dạng nhỏ sau:
Thoái hóa khớp háng sau chấn thương như: gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối.
Thoái hóa khớp háng sau biến dạng mắc phải coxa plana hoặc sau khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THOÁI HÓA KHỚP HÁNG
Theo các Bác sĩ đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết những nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp háng bao gồm:
Nguyên nhân nguyên phát
Chủ yếu gặp ở người cao tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất
Nguyên nhân thứ phát
- Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao.
- Chấn thương khớp háng do lao động, tập luyện, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang,...
- Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm nên khi bước sang tuổi trung niên dễ bị thoái hóa khớp háng.
- Thoái hóa khớp háng do từ khi sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.
- Thoái hóa khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,...
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THOÁI HÓA KHỚP HÁNG
Khớp háng là một trong những khớp có vị trí quan trọng đối với cơ thể và thường xuyên phải chịu sức nặng từ cơ thể do đó rất dễ bị thoái hóa. Nếu không điều trị hoặc điều trị không tích cực khiến bệnh tiến triển xấu gây ra những hệ lụy với sức khỏe thậm chí tàn phế. Sau đây là những biểu hiện của thoái hóa khớp háng cần nắm rõ:
Các Triệu chứng lâm sàng như sau:
Đau khớp
Người bệnh bị đau ở vùng bẹn sau đó lan xuống đùi, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động hoặc đứng lâu. Cơn đau thường kéo dài, gây khó khăn cho đi lại thậm chí khiến người bệnh đi khập khiễng và khó đứng vững. Khi bệnh nặng cơn đau càng dồn dập vào lúc sáng sớm và nhức mỏi vào chiều tối.
Với trường hợp người bệnh thoái hóa khớp háng cấp tính, chỉ cần nghỉ ngơi cơn đau sẽ giảm. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính cơn đau có thể xuất hiện bất cứ khi nào, tần suất cơn đau có thể dày dặc hơn và dữ dội hơn. Trường hợp này kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi cơn đau cũng không giảm được.
Tình trạng cứng khớp
Hầu hết người bệnh thoái hóa khớp háng đều gặp phải tình trạng cứng khớp. Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi người bệnh vừa ngủ dậy và muốn xuống giường. Lúc này khớp háng cứng khiến người bệnh không thể nào dạng chân hoặc bước xuống giường. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi nhất là khi trời lạnh hoặc ẩm thấp các triệu chứng cứng khớp sẽ xuất hiện liên tục và khiến người bệnh rất mệt mỏi.
Teo cơ vùng đùi
Trường hợp bị thoái hóa khớp háng ở mức độ nặng khiến người bệnh bị teo cơ vùng đùi. Theo thời gian thoái hóa khớp háng sẽ có những biến đổi nhanh chóng, phần xương đùi dần dần bị phá hủy. Nếu không có biện pháp điều trị người bệnh sẽ hoàn toàn mất khả năng vận động.
Hạn chế vận dộng
Người bệnh khó thực hiện các động tác như cúi người, xoay hông, trèo lên ghế hoặc đưa chân sang ngang… Người bệnh nhanh chóng thay đổi dáng đi sao cho phù hợp với khớp.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp háng
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP HÁNG HIỆN NAY
Điều trị nội khoa
Khi bệnh ở mức độ nhẹ và ở giai đoạn sớm của bệnh có thể điều trị nội khoa. Điều trị nội khoa giúp người bệnh giảm đau, cải thiện các triệu chứng lâm sàng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Cụ thể:
- Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau.
- Giữ cân nặng của cơ thể ở mức hợp lý.
- Phục hồi chức năng của khớp háng.
Các bài tập phục hồi chức năng:
- Bài tập kéo gối: Người bệnh nằm ngửa, hai đầu gối co lại. Sau đó, dùng tay kéo đầu gối áp sát vào ngực và giữ tư thế trên 10s.
Tập hàng ngày để thấy hiệu quả.
- Bài tập nâng chân cao: Người bệnh nằm sấp, hai tay chổng thẳng lên, hai mũi chân chạm mặt sàn. Người bệnh để hai đầu gối chạm xuống đất, nâng hai chân tạo với mặt sàn một góc 90 độ. Giữ tư thế trên 10s rồi lặp lại 10 phút mỗi ngày.
Điều trị ngoại khoa
Nhằm mục đích giúp người bệnh giảm đau, cải thiện chức năng vận động khớp háng cho người bệnh. Hiện nay có 2 phương pháp phẫu thuật khớp háng bao gồm:
Đục xương, sửa trục xương đùi, khung chậu, ghép xương ổ cối: Được chỉ định trong trường hợp thoái hóa khớp háng ở giai đoạn sớm do trật khớp háng hoặc thiểu sản.
Thay toàn bộ khớp háng: Trường hợp thoái hóa khớp háng nặng gây cho người bệnh nhiều đau đớn được chỉ định thay khớp háng. Trường hợp này thường gặp ở người bệnh trên 60 tuổi.