Nội dung chính
Tiêu chảy nhiễm trùng là tình trạng rất phổ biến bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, dễ xuất hiện vào mùa hè. Cùng Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm về bệnh tiêu chảy nhiễm trùng là do tác nhân nào gây nên nhé?
- Tìm hiểu chứng tắc ruột sơ sinh và phương pháp điều trị bệnh
- Cùng bác sĩ Trường Dược Sài Gòn tìm hiểu thoát vị bẹn người lớn

Nhiều vi sinh bao gồm nấm men, ký sinh trùng, virus hoặc vi khuẩn đều có thể gây nhiễm trùng đường ruột
PHÂN LOẠI BỆNH TIÊU CHẢY NHIỄM TRÙNG
Theo các các Bác sĩ – Giảng viên đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng được phân thành những loại:
- Tiêu chảy do virus: 2 loại virus thường gặp là Rotavirus và Norovirus, trong đó Rotavirus chiếm đến 30 – 45% các trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng.
- Tiêu chảy do vi khuẩn: Thường do Shigella, Salmonella, Campylobacter, E.Coli hoặc C.Difficile gây nên.
- Tiêu chảy do ký sinh trùng: Ký sinh trùng thường gặp là Cryptosporidium và E.histolytica.
Bệnh chủ yếu lây qua đường ăn uống, khi tiếp xúc với thực phẩm hoặc nguồn nước vệ sinh kém. Mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng sẽ phụ thuộc vào loại mầm bệnh gây ra.
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TIÊU CHẢY NHIỄM TRÙNG
Nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nhiễm trùng đường ruột là do mầm bệnh xâm nhập qua đường miệng, hoặc cũng một phần do một phần hệ miễn dịch của người bệnh yếu nên vi khuẩn dễ tấn công. Các nguyên nhân khác như tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm và sinh hoạt kém vệ sinh cũng có thể gây ra tiêu chảy nhiễm trùng:
Các mầm bệnh
Các mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể và gây kích thích các mô trong đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa có thể trở nên viêm nhiễm và đau.
Nguồn nước bị ô nhiễm
Việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy mọi người nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.
Vệ sinh kém
Điều này cũng có thể gây lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Cần chú ý rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
BỆNH TIÊU CHẢY NHIỄM TRÙNG CÓ CÁC TRIỆU CHỨNG GÌ?
Các triệu chứng thông thường của tiêu chảy nhiễm trùng đường ruột là:
Đau bụng
Khi tình hình nhiễm trùng đường ruột trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân thường thấy đau quặn bụng, đau khắp vùng bụng. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau sẽ phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Tiêu chảy
Khi mầm bệnh di chuyển ra xa hơn trong đường tiêu hóa, chúng có thể gây tiêu chảy. Người bệnh có thể bị tiêu chảy một cách dữ dội, có thể đi đại tiện 20-50 lần/ngày, cảm giác mót, đi xong lại muốn đi tiếp. Phân lỏng có màu đục như nước vo gạo hoặc màu trong, mùi hôi tanh, khó chịu.
Co thắt
Nhiễm trùng do vi khuẩn thường gây ra cơn co thắt ở bụng, mỗi cơn sẽ thường kéo dài 3-4 phút một lần và có thể trở nên nặng hơn gây khó chịu cho người bệnh.
Nôn và buồn nôn
Ăn không ngon thường kèm theo buồn nôn, nôn ói khác thường. Vì bị nôn và tiêu chảy cùng một lúc nên bệnh nhân luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, cơ thể gầy gò, hốc hác và thân nhiệt hạ thấp.
Chán ăn
Người bệnh cảm thấy khó chịu, miệng đắng, chán ăn là những dấu hiệu chung của nhiễm trùng đường ruột cũng như các loại nhiễm trùng đường tiêu hóa khác.
Thiếu nước trầm trọng
Do bị nôn và đi ngoài nhiều lần nên cơ thể người bệnh bị mất nước cũng như chất điện giải. Tình trạng cơ thể thiếu nước sẽ khiến bệnh nhân có biểu hiện bên ngoài như cổ họng khô rát và khát nước, môi khô, độ đàn hồi của da không bình thường, mắt trũng xuống do thiếu nước.
Nhiễm siêu vi đường hô hấp
Mầm bệnh vi rút gây tiêu chảy nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Người bệnh có thể bị nhiễm trùng xoang mũi, sổ mũi hoặc ho khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra.

Tiêu chảy nhiễm trùng là tình trạng rất phổ biến
ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊU CHẢY NHIỄM TRÙNG
Để điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng cũng như ngăn bệnh lây lan, cần thực hiện đủ 4 mục tiêu sau:
- Bù nước và điện giải
Có thể uống trực tiếp nước điện giải để bù vào lượng mất đi do đi ngoài. Tuy nhiên, nếu mất nước nặng, cần truyền tĩnh mạch cho người bệnh
- Sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh
Để điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, các loại kháng sinh thường dùng là Ciproploxacin, Norploxacin, Ofploxacin, Azithromycin, Metronidazole, liều dùng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, với trường hợp người bệnh đi ngoài phân chỉ toàn nước không được dùng khangs inh (Ngoại trừ nghi dịch tả, cần xét nghiệm, soi phân để kết luận).
Ngoài ra, tùy theo tình trạng bệnh có thể dùng các loại thuộc phụ trợ như:
- Kẽm
Giúp giảm mức độ diễn biến nặng của bệnh, rút ngắn thời gian điều trị bệnh, có thể sử dụng sau khi điều trị khỏi tiêu chảy để ngừa bệnh tái phát trong vòng 3 tháng.
- Men Probiotic
Thường dùng là Lactobacillus hoặc Saccharomyces nhằm đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh, dùng trong trường hợp tiêu chảy không ra máu
- Thuốc khác tiết Racecadotril: Dùng trong trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng do Rotavirus.
Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh lý thường gặp ở trẻ em do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện cũng như sức đề khám còn kém. Các bậc phụ huynh nên chú ý, tránh để bệnh kéo dài hoặc nặng thêm, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Trường hợp bệnh nhân ở mức nặng:
Nếu các biểu hiện tiêu chảy nhiễm trùng trở nặng như: nôn ói không thể ăn uống, tiêu chảy phân nước nhiều, phân nhầy có máu, sốt cao hoặc rất mệt mỏi, người bệnh nên cân nhắc nhập viện để thực hiện các phương pháp điều trị chuyên môn như: bồi hoàn nước và điện giải qua truyền dịch tĩnh mạch, sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên tiêu chảy nhiễm trùng trẻ sơ sinh và trẻ em là những trường hợp gia đình cần theo dõi kỹ lưỡng và đưa nhập viện ngay nếu cần thiết.