Nội dung chính
Bệnh viêm màng hoạt dịch là căn bệnh về xương khớp khá phổ biến do tình trạng viêm lớp màng bên trong của bao khớp. Gây nên nhiều hạn chế trong vận động, vậy bệnh do những nguyên nhân nào gây nên?
- Bệnh vỡ tử cung – Tai biến sản khoa cần có biện pháp phòng tránh
- Những đối tượng nào có thể mắc bệnh viêm khớp phản ứng?

Viêm màng hoạt dịch là một bệnh lý ở khớp do nhiều nguyên nhân gây nên
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TÌNH TRẠNG BỆNH VIÊM MÀNG HOẠT DỊCH
Theo các Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Có nhiều rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm màng hoạt dịch, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là do người bệnh sử dụng khớp quá mức.
Nguyên nhân viêm màng hoạt dịch bao gồm:
Yếu tố tuổi tác
Tuổi tác là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên hầu hết các bệnh lý về cơ xương khớp, trong đó có bệnh viêm màng hoạt dịch.
Tuổi càng cao thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh và mạnh, do đó nó làm cho bao hoạt dịch ở các khớp hoạt động kém đi, dễ gặp phải các chấn thương và các viêm nhiễm màng bao hoạt dịch hơn những người trẻ tuổi.
Giữ nguyên tư thế của một khớp trong thời gian dài
Khi thường xuyên thực hiện một số động tác nào đó như tựa khuỷu tay, quỳ, ngồi hay đứng một chỗ trong thời gian dài rất dễ gây ức chế lên các bao hoạt dịch ở các khớp này, lâu dần có thể gây viêm màng hoạt dịch.
Hậu quả của một số bệnh lý
Là hậu quả của một số bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải như: viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout hay tiểu đường.
Do làm các công việc thường xuyên phải vận động nhiều ở một khớp
Như các vận động viên điền kinh hoạt động các khớp gối hay các nhân viên văn phòng thường xuyên dùng khớp cổ tay và ngón tay để gõ bàn phím, khi hoạt động quá tải làm cho các bao hoạt dịch tại khớp đó bị viêm
TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM MÀNG HOẠT DỊCH THƯỜNG GẶP PHẢI NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?
Triệu chứng của bệnh viêm màng hoạt dịch thường xuất hiện trong thời gian ngắn đôi khi có thể thay đổi sang vị trí khác. Các triệu chứng thường thấy khi bệnh nhân bị viêm màng hoạt dịch bao gồm:
Triệu chứng tại chỗ
- Các khớp viêm bị đau nhức:
Tại các khớp bị viêm màng bao hoạt dịch, điển hình là khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay,… sẽ thường xuất hiện những cơn đau nhức rất khó chịu. Cơn đau càng trở nên dữ dội hơn khi bệnh nhân vận động các khớp.
Khi dùng tay ấn vào vùng khớp bị viêm thì bệnh nhân cảm giác đau không thể tả nổi, có khi cơn đau kéo dài tới hơn 2 tuần.
- Sưng đỏ hay bầm tím tại khớp bị viêm
- Khô khớp, cứng khớp: Bao hoạt dịch bị viêm nhiễm sẽ làm hạn chế chức năng bôi trơn các khớp của hoạt dịch, lâu dần các
khớp sẽ bị khô dẫn đến sự vận động khó khăn, khi bệnh nhân di chuyển kèm theo âm thanh rắc rắc như khớp muốn rời hẳn ra.
Dấu hiệu toàn thân
Sốt nhẹ, đôi khi sốt cao ở một số trường hợp.

Khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh bệnh viêm màng hoạt dịch
ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MÀNG HOẠT DỊCH BẰNG NHỮNG BIỆN PHÁP NÀO?
Các phương pháp điều trị viêm màng hoạt dịch khớp:
Dùng thuốc trong điều trị
Để điều trị viêm màng bao hoạt dịch, các bác sĩ chuyên khoa chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau hay thuốc chống viêm không chứa steroid.
- Mục đích: Giúp người bệnh giảm viêm và giảm các cơn đau do bệnh lý này gây ra.
- Một số số được sử dụng để điều trị viêm màng hoạt dịch như: ibuprofen naproxen,…
- Trường hợp bệnh nhân bị viêm màng hoạt dịch nặng cần tiêm thuốc corticosteroid trực tiếp vào vị trí các bao hoạt dịch tổn thương.
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp điều trị mang tính chất hỗ trợ nhằm nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, giảm đau và ngăn ngừa được nguy cơ tái phát của bệnh.
- Yêu cầu và khuyến khích người bệnh luyện tập một số bài tăng cường sức mạnh cho cơ bắp ở những vùng khớp bị tổn thương bao hoạt dịch, tuy nhiên không được luyện tập quá sức, điều đó có thể làm tăng tình trạng viêm màng hoạt dịch ở bệnh nhân.
Phẫu thuật
- Biện pháp này được cân nhắc chỉ định khi bệnh nhân đã sử dụng các thuốc đặc trị hay đã kết hợp với các phương pháp vật lý trị liệu mà không thu được kết quả hoặc hiệu quả không cao.
- Mục đích: hút dịch ở bao hoạt dịch bị tổn thương ra ngoài, kết hợp sử dụng các loại thuốc đặc trị để người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.
Để phòng tránh bệnh được hiệu quả nhất, bệnh nhân nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm theo dõi lâm sàng và xét nghiệm được tối ưu nhất có thể.