Bí đỏ trong Đông Y có những tác dụng tuyệt vời nào?

Tác dụng của bí đỏ không chỉ tốt cho mắt, não, hệ tiêu hóa; bí đỏ còn có tác dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ vị, tiêu đàm, chỉ thống (giảm đau), giải độc, sát trùng…

Bí đỏ – hay còn gọi là bí ngô

Bí đỏ – hay còn gọi là bí ngô

Những đặc điểm của cây bí đỏ là gì?

Là cây thuộc thảo, sống một năm, thân có cạnh, có lông dày. Lá mọc so le có cuống dài, phiến lá mềm, mép có răng cưa, chia thành các thùy nông. Hoa đơn tính cùng gốc, màu vàng. Quả to, có khi lên tới  hàng tạ. Bên ngoài chia thành  nhiều múi, khi chín, cùi dầy, màu  vàng cam, trong chứa nhiều hạt. Nhân hạt, nhẵn và tròn đáy.

Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, Bí đỏ là cây vừa được dùng làm thực phẩm vừa được dùng làm thuốc. Là cây có sự thích nghi cao với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới. Được trồng ở khắp các vùng miền trong nước ta. Hầu như tất cả các bộ phận của bí đỏ đều được sử dụng. Từ lá non, ngọn bí, nụ hoa, quả non, quả già đều sử dụng làm thực phẩm rất ngon và bổ. Rau bí được sử dụng để chữa các chứng đau đầu chóng mặt.

Cùi bí đỏ hay còn gọi là phần thịt quả bí chứa protid, lipid, đường, xanthophin các vitamin B1, B2, C… và nhiều nguyên tố vi lượng, như Fe, Mn, Cu, Zn….. Còn chứa nhiều carotene, một chất mang tính chống oxy hóa mạnh, rất tốt cho cơ thể để tăng cường khả năng miễn dịch, phòng bệnh và chống lão hóa.

IMG_5957

Tác dụng của bí đỏ trong Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền Sài Gòn, cùi bí đỏ có tác dụng bổ thần kinh, điều hòa tỳ vị, bổ khí lực, nhuận tràng, dùng trị đau đầu, suy nhược thần kinh, chống táo bón. Có thể xào, nấu canh, hoặc nấu cháo bí đỏ với đậu đen, ăn hàng  ngày.

Hạt bí đỏ chứa dầu béo, nhiều a xít  amin: alanin, valin, leucin, histidin, cystin, calanin, arginin, lysine và một chất cucurbitin có bản chất là a xít  amin có tác dụng chữa bệnh giun, sán.

Hạt bí đỏ còn được dùng để làm thuốc trị giun và sán, với liều 300g cho người lớn, trẻ em tùy tuổi, giảm lượng cho phù hợp.

Có thể dùng hạt dưới dạng nước sắc, nếu để nguyên vỏ, dùng dạng bột nếu bóc vỏ. Khi dùng trị sán cần kết hợp với hạt cau.  Vì hạt bí đỏ chủ yếu có tác dụng làm tê liệt các khúc giữa và khúc đuôi  của con sán, còn hạt cau (chứa các alcaloid Arecolin) lại có tác dụng mạnh với phần đầu và những đốt chưa thành thuộc của con sán. Sau khi uống thuốc trên, cần uống thêm liều thuốc tẩy nhẹ để tống sán ra ngoài.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền tại TPHCM

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn học Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy liên hệ số điện thoại tư vấn tuyển sinh 07.6981.6981 - 09.6881.6981                                             

Xét tuyển trực tuyến