Khi mang thai, việc đảm bảo đủ nước cho cơ thể là điều quan trọng, vì khi cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cho việc trao đổi chất cũng như đào thải các chất có hại ra ngoài cơ thể tốt hơn.
Nội dung chính
Uống nước đầy đủ trong thai kỳ giúp mẹ giảm bớt những khó chịu do ốm nghén
Vai trò của nước với mẹ và thai nhi
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, ngay từ giai đoạn còn trong bụng mẹ, thai nhi đã được sống trong môi trường nước ối và cơ thể bé cũng được cấu tạo từ 90% nước. Vì thế nước đảm bảo sự sống cho em bé ngay từ khi mới được tạo thành.
Với mẹ bầu
Ngăn ngừa tình trạng mất nước khi mang thai
Không bổ sung đủ lượng nước cần thiết, mẹ bầu có thể gặp những tình trạng nguy hiểm như đau đầu, buồn nôn, chuột rút, chóng mặt, ngất… Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, mất nước có thể khiến mẹ bầu sinh non.
Giảm nghén khi mang thai
Uống nước đầy đủ trong thai kỳ giúp mẹ giảm bớt những khó chịu do ốm nghén, ợ nóng và khó tiêu mang lại. Nước cũng giúp cơ thể mát mẻ và duy trì nhiệt độ bình thường trong những ngày nắng nóng.
Với thai nhi
Cung cấp dinh dưỡng cho bé
Thai nhi lấy dinh dưỡng từ nước ối, trong này bao gồm 90% nước và các dưỡng chất được chuyển hóa từ mẹ bao gồm đạm, vitamin, nguyên tố vi lượng, khoáng chất…. Chỉ khi được hòa tan trong nước thì thai nhi mới nhận được và hấp thu chúng dễ dàng.
Nước hỗ trợ hệ tiêu hóa
Nước là dung môi hòa ta dinh dưỡng và cũng là “phương tiện” giúp em bé đào thải cặn bã. Hoạt động này sẽ giúp hệ tiêu hóa và bài tiết của bé đi theo đúng quy trình khoa học. Ngoài ra chính mẹ bầu cũng sẽ được lợi vì uống nước thường xuyên cũng giảm nguy cơ mắc viêm đường tiế niệu, táo bón thường xảy ra khi mang thai.
Nước giúp bé dễ dàng vận động
Em bé của bạn sẽ càng dễ dàng hoạt động nếu lượng nước ối càng nhiều. Các hoạt động này sẽ kích thích cơ bắt và phản xạ của con phát triển từng ngày. Vì thế vai trò của nước sạch còn là điều kiện đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho bé tự do khám phá trong bụng mẹ.
Nước giúp bé bảo vệ làn da
Làn da của thai nhi tương đối mỏng và nếu phải va chạm vào thành tử cung thường xuyên sẽ gây ra các tổn thương nhất định. Điều này sẽ đảm bảo hơn nếu bé được bao bọc bởi túi ối lớn, với sức đàn hồi và khả năng chịu áp lực cực lớn sẽ giúp túi ối bảo vệ thai nhi trước các tổn thương va chạm gây ra.
Có bầu uống bao nhiêu nước mỗi ngày?
Nhiều chị em khi mang thai thường có thói quen uống nhiều loại nước khác nhau. Cụ thể như nước ép trái cây, rau quả, trà thảo dược hay cà phê và trà cũng được sử dụng.
Tuy nhiên trong trà hay cà phê lại có chứa nhiều caffeine, không tốt cho thai nhi. Nó còn gây mất nước cho cơ thể. Còn nước ép từ trái cây hay rau quả cũng có thể tiềm ẩn nguy hiểm khi tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Do vậy, an toàn nhất vẫn là có bầu uống nước lọc, đun sôi và đã qua xử lý bởi các thiết bị lọc nước chất lượng cao để giữ lại được các khoáng chất trong nước.
Người bình thường cần từ 1.5 – 2l nước mỗi ngày. Với phụ nữ mang thai, lượng nước tiêu thụ sẽ cần nhiều hơn người bình thường.
Cụ thể, bà bầu sẽ cần từ 2.5- 3l nước mỗi ngày, tùy theo vào từng giai đoạn của thai kỳ. Sau tuần 27, chị em nên bổ sung thêm 500ml/ ngày để tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.
Ngoài ra, có một cách đơn giản để biết có bầu nên uống bao nhiêu nước là đủ chính là quan sát màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm, hãy uống thêm nước.
Cuối cùng, nếu có triệu chứng táo bón, cơ thể mệt mỏi và hay chóng mặt, bà bầu hãy nên cố gắng uống nhiều nước hơn.

Lưu ý uống nước khi mang thai
Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ, ngoài chú ý tới việc có thai uống bao nhiêu nước là đủ, các bà bầu cũng cần quan tâm tới một số vấn đề khác như:
+ Uống nước sạch dù ở bất cứ nơi nào. Nước có thể là nước đun sôi (nhưng không để quá 2 ngày) hoặc nước đã được xử lý qua các thiết bị lọc nước.
+ Uống nước thường xuyên, không đợi tới khi khát mới uống.
+ Không vì khát mà uống quá nhiều nước cùng một lúc. Nước uống nên chia thành từng ngụm nhỏ.
+ Nếu sử dụng nước uống đóng chai, hãy kiểm tra cẩn thận hạn sử dụng. Tuyệt đối không nên sử dụng loại có BPA (Bisphenol). Hợp chất nhân tạo thường được sử dụng để làm hộp nhựa, có thể tiết ra chất làm ô nhiễm nước.
Việc uống nước với các bà bầu sẽ mang lại hiệu quả hơn khi thực hiện theo những lưu ý trên.