B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ món ăn bồi bổ từ nấm linh chi

Nấm linh chi không chỉ có cách dùng nước hay dạng cao mà nó còn có thể chế biến được các món ăn ngon miệng, bổ dưỡng cho bạn. Vì vậy, để chăm sóc tốt cho gia đình thì đừng bỏ qua cách chế biến nấm linh chi thành những món ăn bài thuốc này nhé!

Nấm linh chi

Nấm linh chi

Những món ăn bài thuốc bổ dưỡng từ nấm linh chi

Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ những món ăn bài thuốc bổ dưỡng từ vị thuốc nâm linh chi như sau:

Linh chi đại bổ tửu

Nguyên liệu: Linh chi 40g, đại táo 10 quả, long nhãn 40g, táo đỏ 20 quả, rượu nếp 2 lít.

Cách làm: Linh chi xắt lát. Các nguyên liệu khác rửa sạch, để ráo nước. Ngâm rượu nếp, đậy nắp để nơi thoáng mát, sau 2 tuần thì dùng. Dùng một ly nhỏ vào  buổi sáng, chiều..

Tác dụng: Bổ ích nội tạng, cường tráng thân thể. Bồi bổ người suy  nhược cơ thể, điều trị mất ngủ, suy nhược thần kinh.

Canh linh chi - nhân sâm - kỷ tử

Nguyên liệu: Linh chi 40g, cao ly sâm 12g, câu kỷ tử 12g, long nhãn 40g, táo đỏ 5 quả, thịt nạc 500g.

Cách làm: Thịt nạc rửa sạch, trụng qua nước sôi. Các nguyên liệu khác rửa sạch. Tất cả cho vào trong thố, thêm nước vừa đủ, tiềm (tần) trong 2 - 3 giờ, nêm muối thì dùng.

Tác dụng: Bổ gan ích khí, dùng điều trị cơn đau của bệnh gan thận, mệt mỏi. Có hiệu quả nhất định đối với cơn đau âm ỉ của bệnh viêm gan mạn tính.

Chè linh chi - trứng cút

Nguyên liệu: Linh chi 40g, trứng cút 20 quả, táo đỏ 20 quả, đường phèn vừa đủ.

Cách làm: Trứng cút luộc chín, bóc vỏ. Các nguyên liệu khác rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, thêm nước sạch 1 lít. Sau khi nấu sôi với lửa lớn, chuyển lửa nhỏ nấu 1 giờ, thêm đường phèn vừa đủ, nấu lại vài phút và dùng.

Tác dụng: Bổ máu, dưỡng nhan sắc. Dùng lâu làm sắc mặt hồng hào, giảm nếp nhăn, tác dụng săn sóc sắc đẹp.

IMG_5510

Canh thịt nạc linh chi - điền thất

Nguyên liệu: Linh chi 40g, điền thất 8g, đẳng sâm 20g, long nhãn 40g, táo đỏ 5 quả, gà 1 con, thịt nạc 300g, gừng tươi 3 lát.

Cách làm: Gà bỏ lông và nội tạng, bỏ móng, rửa sạch luộc qua, chặt lát. Thịt nạc rửa sạch luộc qua. Linh chi xắt lát nhỏ, điền thất rửa sạch, băm nhuyễn. Gừng tươi rửa sạch, xắt lát. Các nguyên liệu khác rửa sạch. Tất cả cho vào trong thố, thêm nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ tiềm (tần)  từ 2 – 3 giờ, nêm muối và dùng.

Tác dụng: Dưỡng tâm an thần, cầm máu giảm đau. Thích hợp cho bệnh mạch vành, hồi hộp, ngực đau và chứng đau lặp lại nhiều lần. Bổ ích khí huyết, điều trị mất ngủ.

Linh chi nấu rùa

Nguyên liệu: Linh chi 40g, rùa 1 con, đại táo 10 quả, nước vừa đủ.

Cách làm: Linh chi xắt lát, đại táo rửa sạch, rùa giết mổ, rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu 1 giờ.

Tác dụng: Tư âm bổ huyết, thanh nhiệt, giảm mỡ. Còn có thể dùng cho chứng suy giảm bạch cầu sau điều trị ung thư.

Canh linh chi - nấm mèo đen - nấm mèo trắng

Nguyên liệu: Linh chi 20g, nấm mèo đen 10g, nấm mèo trắng 10g, chà là 6 quả, thịt nạc 300g.

Cách làm: Linh chi xắt lát, nấm mèo đen và trắng ngâm nước cho nở, xé nhỏ, thịt nạc rửa sạch. Tất cả nguyên liệu cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu canh.

Tác dụng: Tư bổ phế, vị. Hoạt huyết, nhuận táo. Cường tim, bổ não. Phòng chống ung thư. Giảm huyết áp, mỡ máu. Phòng ngừa bệnh mạch vành.

Theo Bác sĩ  Y học cổ truyền Sài Gòn, trên đây là những cách chế biến nấm linh chi thành món ăn bổ dưỡng và ngon miệng giúp bồi bổ sức khỏe cho cả gia đình. Các bạn hãy tham khảo và thường xuyên áp dụng nhé.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến