B.s Trường Dược Sài Gòn chia sẻ những điều cần biết về bệnh bại não

Bại não là một tình trạng bệnh lý về thần kinh khá nặng nề và phức tạp. Bại não là một trong những rối loạn vận động phổ biến nhất ở trẻ em. Do đó, trang bị những kiến thức cơ bản về nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa bại não là vô cùng quan trọng.

Bại não là một tình trạng bệnh lý về thần kinh khá nặng nề

Bại não là một tình trạng bệnh lý về thần kinh khá nặng nề

Tìm hiểu về bệnh bại não là gì?

Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn: Bại não là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm bệnh ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát vận động của các mô cơ do não bộ bị thương tổn. Mặc dù không phải là bệnh di truyền nhưng bại não có thể phát triển trong giai đoạn thai kỳ hoặc khi trẻ ở trong độ tuổi từ 3 – 5.

Trẻ bại não thường phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến:

- Thị giác.

- Thính giác.

- Trí não chậm phát triển, bao gồm cả khả năng ngôn ngữ cũng như khả năng tiếp thu.

Bệnh bại não được chia thành bốn loại chính gồm:

- Thể co cứng: đây là dạng phổ biến nhất, chiếm 70 – 80% trường hợp. Bệnh bại não thể co cứng còn được phân loại thành những nhóm nhỏ hơn là liệt chi dưới, liệt nửa người hoặc liệt tứ chi.

- Thể múa vờn (loạn động): khoảng 10 – 20% trẻ bại não thuộc loại này

- Thể phối hợp: kết hợp giữa hai loại trên. Trong trường hợp này, trẻ bị bại não thường bị dị tật nghiêm trọng

- Thể thất điều: chiếm tỷ lệ không quá 10%

Nguyên nhân gây bại não ở trẻ là gì?

Một số yếu tố nguy cơ gây tổn thương não bộ có thể dẫn đến tình trạng bại não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Nguyên nhân trước sinh

- Do mẹ gặp phải các tình trạng nhiễm trùng như nhiễm rubella, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hệ tiết niệu, sinh dục... trong thai kì.

- Do mẹ bị suy nhau thai, nhau bong non, chảy máu do rau tiền đạo khiến não bào thai thiếu oxy.

- Do mẹ bị các bệnh tuyến giáp, tiểu đường thai kì, tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén... hay dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong thai kì khiến cấu trúc hệ thần kinh của trẻ bị bất thường.

Nguyên nhân trong khi sinh

- Do trẻ bị sinh non, cân nặng khi sinh thấp.

- Do trẻ bị ngạt trong quá trình mẹ chuyển dạ và sinh.

- Do sang chấn sản khoa vì mẹ khó sinh.

Nguyên nhân sau sinh

- Do trẻ bị các bệnh như xuất huyết não, viêm màng não do vi khuẩn, viêm não virus, vàng da nhân não, bị hạ đường huyết sau sinh...

- Do trẻ bị chấn thương sọ não, đuối nước...

IMG_6178

Những triệu chứng và dấu hiệu trẻ bị bại não là gì?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bại não có thể có những biểu hiện và triệu chứng rất khác nhau. Một số dấu hiệu liên quan đến vận động và phối hợp vận động cảnh báo trẻ bị bại não có thể gặp như sau:

- Trẻ sơ sinh khi đẻ ra không khóc ngay hoặc khóc yếu.

- Người trẻ bị cứng đờ, chân tay hoạt động không linh hoạt, gây khó khăn khi bế ẵm, thay quần áo, tắm rửa... hoặc người trẻ bị mềm nhão, đầu bị rũ xuống chứ không ngẩng lên được.Các mốc thời gian để trẻ đạt được những kĩ năng vận động như biết giữ đầu cổ, biết lẫy, bò, ngồi, đi, chạy nhảy, cầm nắm... bị chậm.

- Trẻ không nhận biết được mẹ, người thân, phát triển kĩ năng giao tiếp sớm chậm, không biết quay đầu đáp ứng với âm thanh hay đồ chơi có màu sắc, không nhìn vào mặt người thân, không biết hóng chuyện, không biết thể hiện nét mặt hay mắt để biểu lộ tình cảm...

- Trẻ bị chảy nước dãi quá mức, gặp vấn đề với việc nuốt, bú sữa, ăn uống...

- Trẻ đi lại khó khăn, phải đi bằng ngón chân, đi khom người, đi với hai đầu gối bắt chéo nhau...; trẻ không giữ được thăng bằng, không phối hợp vận động nhịp nhàng được; trẻ bị run, có những chuyển động không tự ý; trẻ chuyển động chậm chạp, động tác đôi khi giống như đang múa; trẻ thích thực hiện hành động ở một bên của cơ thể như giơ lên với một tay, kéo một chân khi bò...

- Trẻ chậm phát triển giọng nói, gặp khó khăn trong việc nói và giao tiếp.

- Trẻ gặp khó khăn trong các hoạt động đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng như vỗ tay theo nhịp, viết chữ, cài khuy áo, nhặt đồ vật...

- Trẻ bị co giật hay có các biểu hiện như bị lác mắt, sụp mí, khả năng nhìn và nghe kém, miệng bị méo...

- Trẻ gặp khó khăn trong học tập.

Bệnh bại não có chữa được không?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết, bại não không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên các triệu chứng và các khuyết tật có thể được giảm bớt bằng phương pháp vật lý trị liệu (PT), trị liệu vận động (OT), tư vấn tâm lý và phẫu thuật.

Vật lý trị liệu giúp trẻ em phát triển cơ bắp khỏe mạnh hơn và có thể thực hiện các động tác như đi bộ, ngồi và giữ thăng bằng. Các loại thiết bị đặc biệt, chẳng hạn như niềng răng và nẹp, cũng có thể giúp ích cho trẻ.

Với trị liệu vận động, trẻ sẽ phát triển được các kỹ năng vận động, chẳng hạn như bé biết tự mặc quần áo, tự xúc và ăn thức ăn và tập viết. Bên cạnh đó, trị liệu ngôn ngữ sẽ giúp trẻ học được kỹ năng nói.

Xét tuyển trực tuyến