B.s Y học cổ truyền chia sẻ các bài thuốc phối hợp từ cỏ dùi trống

Ở nước ta, từ Huế ra Bắc có một loài cỏ tên là cỏ dùi trống có thể dùng làm thuốc điều trị viêm kết mạc và thiên đầu thống Vậy, các bài thuốc cốc tinh thảo như thế nào mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cỏ dùi trống (cốc tinh thảo)

Cỏ dùi trống (cốc tinh thảo)

Công dụng làm thuốc của cỏ dùi trống (cốc tinh thảo)

Với cây cỏ dùi trống thì phần dùng làm thuốc là đầu hoa (có cả một phần cuống hoa) hoặc toàn cây (nhưng thường là hoa, phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ khoảng 60 độ, nếu chỉ dùng hoa mà không dùng cuống hoa thì gọi là “cốc tinh châu”).

Theo y học cổ truyền, cỏ dùi trống có vị ngọt và cay, tính mát. Vì vậy, nó được biết đến với công dụng mát gan, làm sáng mắt, giảm đau và tản nóng nhiệt.

Cụ thể, vị thuốc này thường được dùng trong các trường hợp như:

Điều trị các bệnh về mắt do phong nhiệt (như viêm kết mạc, mắt có màng mộng).

+ Điều trị phong nhiệt tích tụ gây quáng gà.

+ Điều trị chảy máu cam.

+ Giúp hạ sốt.

+ Điều trị nhức đầu, nhức răng.

+ Giúp thông tiểu, điều trị tiểu tiện khó.

+ Điều trị đau họng.

Cách dùng: mỗi ngày, lấy từ 10 – 16 g (có tài liệu ghi là từ 9 – 12 g), nấu lấy nước uống.

IMG_6140

Các bài thuốc kết hợp Cỏ dùi trống (cốc tinh thảo)

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, ngoài cách dùng riêng như trên, ta còn có thể kết hợp loại cỏ này với các vị thuốc khác trong một số trường hợp như:

Điều trị viêm giác mạc

Chuẩn bị: 16 g cỏ dùi trống và 16 g phòng phong.

Thực hiện: lấy cả hai xay nát thành bột rồi chia thành nhiều lần uống (mỗi lần uống từ 1 – 2 g bột thuốc, ngày uống ba lần) .

Điều trị quáng gà

Chuẩn bị: 20 g cỏ dùi trống, 10 g cúc hoa, 10 g thảo quyết minh, 8 g câu kỷ tử và 20 g vỏ hến nung trắng.

Thực hiện: lấy các vị trên phơi cho khô hẳn rồi xay nát tất cả thành bột và để dùng dần.

Liều dùng: với người trưởng thành thì mỗi ngày uống 12 g bột này (với trẻ con thì tùy theo chỉ định của thầy thuốc mà dùng khoảng 4 – 5 g mỗi ngày).

Điều trị thiên đầu thống

Với trường hợp này thì ta không uống mà dùng bằng cách xông hơi hoặc dán.

Cách dùng như sau: lấy 8 g cỏ dùi trống (khô), 1 g giun đất (đã làm sạch và phơi khô, tức vị thuốc địa long) và 4 g nhũ hương, tất cả đem nghiền nát và trộn đều; mỗi khi dùng thì lấy 4 g bột ấy đốt lên, dùng khói để xông vào lỗ mũi.

Nếu không dùng cách trên, ta cũng có thể lấy 10 g cỏ dùi trống, xay nát rồi trộn với hồ bột cho sệt và dán lên chỗ đau nhức.

Điều trị đau đầu, đau họng và đau mắt do phong nhiệt

Chuẩn bị: 20 g cỏ dùi trống, 12 g dành dành (chi tử), 8 g cỏ thanh ngâm, 12 g mộc thông, 12 g rau kinh giới và 16 g huyền sâm.

Thực hiện: nấu lấy nước uống trong ngày.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến