B.s y học cổ truyền chia sẻ công dụng làm thuốc của xơ mướp

Không chỉ lá mướp mà các bộ phận khác của cây mướp như xơ mướp, quả mướp, hạt mướp, dây mướp, rễ mướp… đều có thể dùng làm thuốc. Mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Xơ mướp

Công dụng của quả mướp là gì?

Khi bị nóng trong người, bạn chỉ cần lấy một, hai trái mướp đem nấu canh ăn thì sẽ thấy thanh mát lại ngay. Đó cũng là lý do mà nhiều bạn trẻ thích ăn mì thường ăn kèm với mướp. Lúc này, nhờ có mướp, nước mì vừa ngọt thanh lại vừa thơm.

Theo Bác sĩ YHCT Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, quả mướp có vị ngọt, tính mát nên giúp thanh nhiệt, mát máu, giải độc và làm tan đờm. Chính vì vậy, khi bị đậu sởi, bạn có thể ăn mướp thường xuyên để khắc phục tình trạng bệnh. Ngoài ra, với các bà mẹ đang cho con bú thì ăn mướp cũng giúp kích thích sự tiết sữa, giúp lợi sữa (nấu với chân giò lợn).

Hạt, dây và rễ mướp có công dụng gì?

Ngoài lá và quả là những bộ phận được dùng phổ biến thì dân gian còn dùng các bộ phận khác của cây mướp để làm thuốc như:

Dây mướp:

Theo y học cổ truyền, dây mướp có vị ngọt, tính bình, giúp giảm ho đờm và làm thông kinh lạc (nên được dùng điều trị viêm nhánh khí quản và đau nhức lưng).

Hạt mướp:

Khi nấu canh ăn, bạn nên vớt cả những hạt mướp rơi ra để ăn, như vậy sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như giúp lợi tiểu. Đó là vì hạt mướp ngọt nhẹ, dễ ăn, có tính bình và giúp tan đàm, lợi tiểu, nhuận trường, thanh nhiệt...

Rễ mướp:

Cũng như hạt mướp, rễ mướp cũng có vị ngọt, tính bình và giúp thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra, dân gian cũng dùng rễ mướp để điều trị viêm mũi (hoặc viêm các xoang phụ).

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-1

Xơ mướp điều trị bệnh gì?

Theo y học cổ truyền, xơ mướp có vị ngọt, tính bình có tác dụng chủ đạo là thanh nhiệt, giải độc. Ngoài ra, xơ mướp cũng giúp lợi tiểu, tiêu thũng và làm hoạt huyết, làm thông kinh lạc. Chính vì vậy, dân gian hay dùng xơ mướp để điều trị các chứng như:

+ Gân cốt, mình mẩy, ngực sườn đau nhức.

+ Thủy thũng.

+ Sữa không thông hoặc viêm tuyến sữa.

+ Bế kinh.

Cụ thể, để điều trị chứng kinh nguyệt không thông ở phụ nữ (hoặc máu xung lên tâm do không hành kinh được), dân gian dùng xơ mớp đốt lên (đốt tồn tính, không để cháy hết) rồi hòa với rượu và uống vào các buổi sáng và trưa, uống khi đói (liều lượng tùy theo sự chỉ định của thầy thuốc dân gian).

Với chứng tắc tia sữa, dân gian thường lấy cả quả mướp khô (để cả vỏ và hạt), đốt tồn tính rồi tán thành bột mịn, sau đó hòa với rượu và uống (mỗi lần dùng khoảng 8 g bột).

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền tại TPHCM

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn học Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy liên hệ số điện thoại tư vấn tuyển sinh 07.6981.6981 - 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến