B.s Y học cổ truyền chia sẻ những bài thuốc trị cảm mạo phong hàn

Cảm mạo thường xuất hiện trong cả 4 mùa, nhưng hay gặp vào lúc chuyển mùa, do hàn tà nhiều và chính khí kém. Để khắc phục tình trạng này, Bác sĩ YHCT chia sẻ những bài thuốc trị cảm mạo mọi người có thể tham khảo nhé!

Trị cảm mạo phong hàn

Trị cảm mạo phong hàn

Tìm hiểu các triệu chứng của cảm mạo phong hàn

Theo các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, người bệnh cảm mạo phong hàn thường có các triệu chứng như: sợ lạnh, sợ gió, sốt ít, nhức đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, có hoặc không có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Trường hợp thêm thấp thì người và các khớp xương bị đau nhức.

Phép chữa là phát tán phong hàn (dùng các thuốc tân ôn giải biểu), nếu kèm theo thấp thì thêm thuốc trừ phong thấp. Tùy theo triệu chứng bệnh mà lựa chọn các bài thuốc phù hợp.

IMG_6143

Những bài thuốc trị cảm mạo phong hàn hiệu quả

Để điều trị cảm mạo phong hàn hiệu quả mọi người có thể tham khảo một số bài thuốc như sau:

Bài 1: khương hoạt 6g, tế tân 4g, xuyên khung 8g, phòng phong 6g, thương truật 6g, bạch chỉ 8g, hoàng cầm 8g, sinh địa 8g, cam thảo 6g. Sắc uống, ngày 1 thang. Chữa cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).

Bài 2: quế chi 12g, sinh khương 12g, thược dược 12g, cam thảo 6g, đại táo (xé nát) 12 quả. Sắc uống, ngày 1 thang. Dùng cho người sợ gió, sợ lạnh, mồ hôi tự ra, người hâm hấp sốt, nôn khan, thở mạnh.

Bài 3: sài hồ 40g, xuyên khung 40g, khương hoạt 40g, tiền hồ 40g, chỉ sác 40g, độc hoạt 40g, phục linh 40g, kinh giới 40g, cát cánh 40g, cam thảo 20g, phòng phong 40g. Tán thành bột. Ngày uống 12-20g hoặc sắc uống. Tác dụng trị bệnh thường gặp cảm phong hàn kèm theo người và các khớp xương đau nhức (có thấp).

Bài 4: lá tía tô 80g, hương phụ 80g, cà gai leo 80g, trần bì 40g. Tán bột. Mỗi ngày uống 20g, hãm với nước sôi.

Bài 5: hương phụ 80g, cam thảo 20g, tử tô 80g, trần bì 40. Tán bột. Ngày uống 12g, uống với nước ấm hoặc nước hãm với 3-5 lát gừng tươi. Trị cảm mạo,  sốt, đau đầu, ợ hơi, ngực bụng đầy trướng, không muốn ăn.

Bài 6: đun nồi nước xông với các dược liệu sau: lá bưởi, lá chanh, tía tô, kinh giới, tràm, đại bi (chứa tinh dầu để sát khuẩn đường hô hấp), bạc hà, sả; tỏi, hành, cúc tần… (có tác dụng kháng sinh); lá tre, lá duối (có tác dụng hạ sốt).

Các dược liệu đem rửa sạch, cho vào nồi to, đun sôi một lát, gạn lấy 1 bát nước để riêng. Trùm chăn kín cả người và nồi thuốc, mở từ từ nắp nồi để hơi thuốc bay ra với độ nóng vừa phải, xông 30 phút đến 1 giờ, đến khi mồ hôi ra khắp người là được, lau sạch mồ hôi và mặc quần áo ấm, uống bát nước thuốc trên. Có thể uống kèm viên thuốc hạ sốt Tây y.

Lưu ý từ các Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn: Xông trong phòng kín tránh gió lùa; đồng thời không dùng bài thuốc này đối với người bị cảm mạo có mồ hôi.

Qua bài viết trên, hi vọng mang đến cho mọi người những kiến thức về bài thuốc trị cảm mạo phong hàn. Tuy nhiên, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách nhé!

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến