B.s Y học cổ truyền chia sẻ những tác dụng của vị thuốc Bạch thược

Bạch thược vốn là một vị thuốc rất phổ biến trong y học cổ truyền. Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng điều trị bệnh của bạch thược. Vậy cụ thể bạch thược có tác dụng gì?

Rễ cây Bạch thược có nhiều tác dụng trong Y dược

Rễ cây Bạch thược có nhiều tác dụng trong Y dược

Thành phần và tác dụng của bạch thược trong Đông y

Theo y học hiện đại

Tinh bột, tamin, paeoniflorin, albiflorin, oxypaeoniflorinone, benzoyl-paeoniflorin, paeonolde, paeonol,  oxy paeoniflorin… là những hoạt chất chủ yếu trong cây bạch thược. Ngoài ra các nhà khoa học còn tìm thấy một lượng nhỏ chất béo, chất nhầy, axit benzoic trong rễ cây.

Theo y học cổ truyền

Trong cuốn sách Trung dược Đại từ điển được biên soạn bởi Đại học Y dược Nam Kinh cho biết:

Glucozit trong bạch thược có tác dụng giảm đau, an thần nhờ trực tiếp ức chế trung khu thần kinh.Hoạt chất trong vị thảo dược này còn có tác dụng chống tụ máu do tiểu cầu tăng. Lưu thông khí huyết, bảo vệ gan và làm hạ men gan do dùng nhiều bia rượu.

Thành phần paeoniflorin đã được chứng minh có tác dụng ức chế cơn co bóp của dạ dày, ruột và tử cung. Ngoài ra, một vài nghiên cứu cũng chứng minh rằng paeoniflorin trong bạch thược có thể điều trị suy giảm trí nhớ ở người già.Axit benzoic trong rễ cây có tác dụng trừ đờm, chữa ho.

Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, vị thuốc bạch thược có tác dụng củ yếu là điều trị rối loạn kinh nguyệt, chữa bệnh đau dạ dày, tiêu viêm, khi sắc nước uống còn giúp thanh nhiệt, giải độc…

Tài liệu có ghi chép công dụng của bạch thược cực kỳ hiệu quả trong việc điều trị các bệnh như cao huyết áp, các bệnh liên quan đến mạch máu ngoại vi. Với những bệnh nhân bị chứng ra mồ hôi cũng có thể sắc nước uống hằng ngày, cải thiện tình trạng mất nước, ra mồ hôi an toàn, hiệu quả.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-47

Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ bạch thược

Đa phần các bài thuốc Y học cổ truyền sẽ sử dụng bộ phận rễ để điều chế, ngoài ra trong dân gian còn tận dụng lá cây phơi khô, sắc nước uống để giúp điều trị chứng men gan tăng, đem lại hiệu quả rõ rệt.

Một số bài thuốc bạn có thể tham khảo như sau:

Đối với những người bị táo bón kinh niên

Chuẩn bị: 30g bạch thược, 15g cam thảo, 200ml nước.Cách thực hiện: Sắc hai vị trên trong vòng 30 phút.Cách dùng: Uống 2 – 4 thang đối với người bị táo bón nhẹ. Người bệnh kinh niên cần uống mỗi tuần 1 thang cho tới khi điều trị dứt điểm.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Chuẩn bị: 12g bạch thược khô, đương quy 12g, sinh địa 10g, xuyên khung, sài hồ mỗi loại 10g cùng hương phụ chế 8g.Cách dùng: Sắc tất cả các nguyên liệu trên, lấy nước uống giúp giảm đau bụng kinh.

Choáng váng đầu óc, hoa mắt, ù tai chân tay tê

Chuẩn bị: Đương quy, bạch thược, thục địa, táo nhân mỗi loại 20g, xuyên khung, mộc qua cam thảo lần lượt 8g.Cách dùng: Sắc một thang uống hàng này, sau một tháng sẽ dứt điểm tình trạng trên.

4: Điều trị đau nhức đầu gốiChuẩn bị: 50g rễ cây bạch thược đã sao vàng, 15g uy linh tiên, 15g kê huyết đằng, 12g cam thảo, 12g mộc qua.Cách dùng: Đem tất cả các loại thảo dược vào ấm sắc lấy nước uống, dùng thay thế nước lọc hàng ngày giúp cải thiện tình trạng đau nhức vùng xương khớp.

Chữa viêm loét dạ dày

Chuẩn bị: 15 – 20g bạch thược và cam thảo.Cách thực hiện: Đem các vị thảo dược trên sắc uống 1 thang/ ngày.

Những thông tin về cây bạch thược được đề cập trong nội dung bài chắc hẳn đã giúp bạn phần nào hiểu được tác dụng của vị thuốc này. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền tại TPHCM

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn học Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy liên hệ số điện thoại tư vấn tuyển sinh 07.6981.6981 - 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến