Thục địa là một vị thuốc Đông y quen thuộc trong điều trị bệnh từ xưa đến nay. Được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc bổ giúp bổ sung và tăng cường sức khỏe cho mọi người.
Thục địa là một vị thuốc Đông y quen thuộc trong điều trị bệnh
Tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc thục địa
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, Thục địa hay còn được gọi là cây hoàng thản. Có tên khoa học là Rehmannia glutinosa Libosch, thuộc họ hoa Mõm chó. Từ thời xưa đến nay, Thục địa được biết đến là một loại thảo dược phổ biến được sử dụng trong Đông y. Đây là một loại thuốc quý dạng thảo mộc, sống lâu năm được trồng rộng rãi ở các vùng núi.
Thục địa là một loại thảo một lành tính, toàn thân của cây được phủ một lớp lông trắng mỏng mềm như lông tơ. Cây có rễ củ, mỗi cây thường có khoảng 5-7 và củ sẽ có vỏ màu đỏ nhạt. Chiều cao trung bình mỗi cây khoảng từ 20-30 cm.
Lá thục địa thường mọc thành từng cụm ở gần gốc, có hình thon oval. Xung quanh mép lá có các răng cưa với nhiều kích thước khác nhau. Cây có hoa hình giống như chiếc chuông với 5 cánh màu tím đỏ nhưng phía bên trong cánh lại ngả vàng. Quả cây thục địa trông giống như quả trứng nhưng nhỏ hơn, phía bên trong quả có nhiều hạt màu nâu nhạt.

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc thục địa
Thục địa giúp chữa suy nhược cơ thể
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, thục địa có vị ngọt, đắng có đặc tính hàn. Rất tốt cho việc chữa các chứng suy nhược cơ thể do làm việc quá sức hoặc thể trạng yếu. Khi bổ sung thục địa thì cơ thể sẽ nhanh chóng tăng lượng hồng cầu. Làm cho khí huyết lưu thông tốt hơn, da dẻ hồng hào, về lâu sẽ giúp cơ thể lấy lại sức khỏe.
Tác dụng bổ thận của thục địa
Thục địa được coi là thần dược trong việc chủ trì các bệnh về huyết. Thường được sử dụng cho những người bị máu nóng, huyết suy. Lúc này thục địa sẽ giúp ôn hòa và bổ thận. Ngoài ra thục địa có có tác dụng bổ tinh thủy, nuôi can thận. Đây được xem là vị cứu tinh cho những người mắt kém, tóc bạc sớm…
Tác dụng của thục địa trong điều trị táo bón
Với những trường hợp bị táo bón lâu ngày do âm hư thì nên sử dụng 80 gram thục địa sau đó hầm chung cùng với thịt lợn nạc, rồi lấy nước ấy uống hằng ngày.
Ngoài những công dụng đã nêu ở trên, thục địa còn rất tốt cho những người bị nóng trong người. Hay có tình trạng phát ban, chảy máu cam, tiểu ra máu, huyết áp cao, tiểu đường, viêm khớp… Khi được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác thì thục địa sẽ có công dụng chữa bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, cũng có những vị thuốc mà thục địa không thể dùng chung. Vì vậy, để có thể sử dụng một cách hiệu quả nhất các công dụng của thục địa thì thì bạn nên tham khảo các y bác sĩ có chuyên môn, không nên tự ý sử dụng.
Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn
Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.
☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981. Zalo tư vấn: 09.6881.6981