Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày là một trong những cách làm được áp dụng khá phổ biến bên cạnh mật ong và củ nghệ. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để hiểu rõ hơn về bài thuốc này nhé!
Nội dung chính
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nước lá trầu không
Lá trầu không chữa trào ngược dạ dày tốt không?
Từ lâu, trầu không đã được đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh lý về dạ dày như viêm loét, trào ngược, đau dạ dày… Trầu không có vị cay, tính ấm, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và điều hòa lượng axit ở trong thành dạ dày.
Ngoài ra, hoạt chất Tanin ở trầu không còn giúp làm lành sự tổn thương do các vết loét gây ra ở dạ dày. Thêm vào đó, chúng còn giúp điều hòa, cân bằng độ PH, hạn chế và ngăn cản sự phát triển các tế bào tự do và vi khuẩn gây nên tình trạng trào ngược từ dạ dày lên thực quản.
Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, hoạt chất ở trong lá trầu không có công dụng giúp kháng lại sự hoạt động của các loại vi khuẩn gây hại cho dạ dày như tụ cầu, Subtilis… Các khoáng chất, vitamin ở trầu không còn giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP – tác nhân chính gây nên chứng trào ngược, viêm loét dạ dày.
Tuy vậy, hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày bằng lá trầu không còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Với những người có biểu hiện bệnh ở mức độ nhẹ thì phương pháp này khá là phù hợp. Tuy nhiên, đối với những đối tượng bị viêm loét dạ dày nặng thì cần đến sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Trầu không là loại lá rất quen thuộc và dễ kiếm. Cách chữa trào ngược ở dạ dày thực quản từ trầu không thường đem đến sự an toàn,lành tính và mức chi phí cũng rất thấp. Mặc dù vậy, khi áp dụng cách chữa này, bạn cần phải thực hiện theo các hướng dẫn để điều chỉnh liều lượng sao cho hợp lý. Bạn có thể dùng lá trầu không theo những cách sau:
Cách 1: Uống nước lá trầu không
+ Lá trầu không sau khi rửa sạch thì ngâm trong nước muối với thời gian là 5 phút.
+ Cho lá trầu không vào ấm và nấu với nước trong 15 phút.
+ Sau khi nước trầu không nguội, bạn lấy ra sử dụng.
+ Sử dụng nước trầu không điều trị trào ngược dạ dày đều đặn mỗi ngày sau mỗi bữa trưa 1 tiếng.
Cách 2: Nhai lá trầu không trực tiếp
+ Chọn 2 lá trầu không non đem đi rửa sạch và ngâm cùng vào nước muối.
+ Sau khi trầu không ráo nước, bạn nhai lá trầu thật kỹ.
+ Mỗi ngày, bạn nên duy trì việc nhai lá trầu không đều đặn để đẩy lui các triệu chứng của bệnh.
Cách 3: Đắp lá trầu không
+ Lá trầu không sau khi rửa sạch và để ráo nước thì cho thêm một nắm muối nhỏ để xay nhuyễn thành hỗn hợp.
+ Sau đó, bạn dùng hỗn hợp trên đắp lên phần bụng trong thời gian từ 15 đến 20 phút.
+ Vừa đắp, bạn vừa xoa vùng bụng thật nhẹ nhàng. Cách làm này vừa giúp cải thiện các triệu chứng khó tiêu, vừa khắc phục được tình trạng trào ngược
+ Duy trì thực hiện đều đặn mỗi tuần từ 2 đến 3 lần, bạn sẽ cảm nhận thấy được sự thay đổi rõ rệt.

Lưu ý khi dùng lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, khi dùng trầu không, bạn cần phải lưu ý đến những vấn đề sau:
+ Muốn nhận được kết quả điều trị tốt, bạn cần rất kiên trì, chăm chỉ dùng trầu không bởi lẽ các hoạt chất có trong loại cây này thường tác động rất chậm.
+ Cân bằng chế độ ăn uống hàng ngày bằng cách: Không được sử dụng thực phẩm, đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ…, không nên dùng các chất kích thích gây hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá bởi chúng không những không giúp bệnh được cải thiện mà còn khiến cho tình trạng thêm trầm trọng.
+ Rèn luyện thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá nhanh, ăn xong không được đi nằm luôn.
+ Rèn luyện thói quen đi ngủ sớm, tránh thức khuya.
+ Tập luyện các bài tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cũng như rèn luyện sức khỏe cho cơ thể.
+ Tuyệt đối không mang vác đồ vật nặng làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày.
+ Duy trì trạng thái vui vẻ, lạc quan, thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng và stress.
+ Tăng cường bổ sung lượng nước cho cơ thể, mỗi ngày bạn nên duy trì sử dụng đều đặn từ 2 đến 3 lít nước để cơ thể đào thải độc tố ra bên ngoài.
Sử dụng lá trầu không để chữa trào ngược dạ dày cũng như chữa các bệnh lý như viêm loét, đau dạ dày được khá nhiều người áp dụng. Mặc dù vậy, không phải ai cũng nhận được kết quả như ý muốn vì còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý, cơ địa, sức khỏe và cách thực hiện. Khi bạn phát hiện cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì nên đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và điều trị nhé.
Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền tại TPHCM
Nếu bạn có nhu cầu tư vấn học Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy liên hệ số điện thoại tư vấn tuyển sinh 07.6981.6981 - 09.6881.6981