Các biến chứng của bệnh cảm lạnh ở trẻ nhỏ

Trong mùa chuyển đổi, các bệnh lý về hô hấp ở trẻ em thường gia tăng, đặc biệt là bệnh cảm lạnh. Việc chăm sóc trẻ bị cảm lạnh đúng cách tại nhà và biết khi nào cần tới bác sĩ là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.

tre-nho-cam-lanh-1

Nguyên nhân khiến trẻ bị cảm lạnh

Bác sĩ giảng dạy Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ, cảm lạnh là một loại bệnh viêm đường hô hấp trên do virus gây ra. Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển mùa. Trong mùa này, trẻ em có thể mắc cảm lạnh từ 8 lần trở lên mỗi năm. Các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày và học tập của trẻ.

Cảm lạnh thường được gây ra bởi nhiều loại virus, trong đó Rhinovirus là loại phổ biến nhất. Chúng lây truyền chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp với các giọt nước bắn có virus, phát ra từ người bệnh khi họ hoặc hắt hơi. Trẻ có thể nhiễm virus bằng cách tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, như nước bọt, nước mũi, hoặc tay của người bệnh, sau đó chạm vào mắt, mũi, hoặc miệng của họ.

Ngoài ra, virus cũng có thể tồn tại trên các bề mặt trong một khoảng thời gian dài, do đó trẻ có thể nhiễm bệnh thông qua việc sử dụng các đồ dùng cá nhân hoặc đồ chơi của người bệnh cảm lạnh.

Có một số yếu tố tăng nguy cơ trẻ bị cảm lạnh, bao gồm:

•            Hệ miễn dịch yếu: Trẻ có hệ miễn dịch suy yếu hoặc mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch sẽ dễ dàng bị nhiễm virus cảm lạnh.

•            Tiếp xúc với hút thuốc lá: Trẻ tiếp xúc với hút thuốc lá thụ động sẽ tăng nguy cơ mắc cảm lạnh.

•            Môi trường ô nhiễm: Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm hoặc có độ ẩm cao cũng dễ bị cảm lạnh hơn.

•            Trang phục không ấm: Mặc trẻ không đủ ấm và cẩn thận vào mùa lạnh có thể dẫn đến mắc cảm lạnh.

•            Dị ứng thời tiết: Trẻ có khả năng bị dị ứng với thời tiết thay đổi cũng có nguy cơ cao hơn bị cảm lạnh.

•            Đi học hoặc thường xuyên tiếp xúc với đám đông: Trẻ thường phải đi học hoặc thường xuyên tiếp xúc với đám đông có nguy cơ cao hơn bị lây nhiễm virus cảm lạnh.

Triệu chứng và biến chứng thường gặp khi trẻ bị cảm lạnh

Biểu hiện thường thấy khi trẻ bị cảm lạnh bao gồm nghẹt mũi, sốt, ho, đau họng, quấy khóc, khó ngủ, giảm sự thèm ăn, và niêm mạc mũi sưng đỏ. Triệu chứng cảm lạnh thường nghiêm trọng nhất trong khoảng 10 ngày đầu. Tuy nhiên, một số trẻ có thể trải qua các triệu chứng như chảy mũi, nghẹt mũi và ho kéo dài hơn 10 ngày.

Một số biến chứng phổ biến của cảm lạnh ở trẻ gồm viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm phế quản và viêm phổi. Trong một số trường hợp, trẻ có thể phát triển hen suyễn nếu trước đó đã có tiền sử bệnh cảm lạnh.

IMG_2232

Khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu?

Có một số dấu hiệu cần xem xét, bao gồm:

•            Trẻ không thể gọi hoặc không tỉnh táo.

•            Trẻ không thể uống nước hoặc nôn nhiều lần.

•            Trẻ có cơn co giật hoặc tình trạng tím tái.

•            Trẻ dưới 2 tháng tuổi bỏ bú hoặc bú không đủ lượng.

•            Sốt cao trên 39 độ C trong 2 - 3 ngày liên tiếp.

•            Ho ra máu hoặc có các triệu chứng khác bất thường.

•            Thở co lõm lồng ngực hoặc thở nhanh.

Bác sĩ giảng viên Trường Dược Sài Gòn cho biết để ngăn ngừa trẻ bị cảm lạnh, quý phụ huynh cần thực hiện các biện pháp bảo vệ, bao gồm đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên để giảm nguy cơ lây truyền. Đảm bảo trẻ ăn đủ dinh dưỡng và giữ ấm cẩn thận trong mùa lạnh.

Ngoài ra, hạn chế tiếp xúc gần với người khác, đặc biệt là khi họ có các triệu chứng của cảm lạnh. Điều này giúp giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh.

Xét tuyển trực tuyến