Các bước chuẩn bị trước khi nội soi đại tràng

Bạn được chỉ định nội soi trực tràng? Bạn lo lắng không biết mình bệnh gì? Đặc biệt trước khi nội soi cần chuẩn bị những gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho các bạn những vấn đề thắc mắc trên.

3124214214

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh sử dụng ống nội soi mềm có đường kính khoảng 13 mm (bằng ngón tay) đưa vào hậu môn, đi vào trực tràng, đại tràng và cuối cùng là kết thúc ở manh tràng. Nội soi đại tràng nhằm phát hiện những bất thường trên bề mặt niêm mạc đại trực tràng.

Phương pháp nội soi đại tràng có tác dụng gì?

Như chúng ta đã biết, ung thư đại-trực tràng đứng hàng thứ ba ở nam giới và hàng thứ hai ở nữ giới trên toàn thế giới. Đồng thời, bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trong các nguyên nhân tử vong do ung thư. Tuy nhiên, ung thư đại - trực tràng nếu được nhận thức và tầm soát tốt thì chúng ta có thể phần nào ngăn ngừa được các trường hợp tử vong do ung thư đại-trực tràng.

Trong các xét nghiệm tầm soát ung thư đại-trực tràng thì nội soi đại tràng là tiêu chuẩn vàng trong tầm soát ung thư đại-trực tràng.

Do nội soi đại-trực tràng nhằm phát hiện những tổn thương ung thư sớm, tổn thương tiền ung thư không có triệu chứng và giảm tỷ lệ mắc cũng như tử vong do ung thư đại-trực tràng. Nội soi đại tràng có thể phát hiện những tổn thương tiền ung thư, ung thư sớm hay muộn ở đại-trực tràng. Ung thư sớm và tiền ung thư có thể được điều trị khỏi hoàn toàn qua nội soi.

Ngoài ra, nội soi đại tràng cũng thường được bác sĩ chỉ định khi người bệnh có các triệu sau:

· Đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện, tiêu chảy, táo bón, kéo dài, sụt cân không rõ lý do.

· Bị thiếu máu thiếu sắt hồng cầu nhỏ mà không rõ nguyên nhân.

· Đại tiện có máu trong phân, test hồng cầu trong phân dương tính (FOBT+) mà không rõ lý do

· Có tiền sử polyp hay ung thư đại tràng trước đây

· Viêm loét đại tràng mạn tính, bệnh Crohn

Đặc biệt, đối với những đối tượng trên 40 tuổi có nhu cầu nội soi tầm soát, người trong huyết thống (bố mẹ, anh chị em ruột...) bị ung thư đại tràng, polyp có tính chất gia đình.

IMG_5290

Trước khi nội soi đại tràng, bệnh nhân cần chuẩn bị gì?

Cũng theo các kỹ thuật viên Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh Y học Sài Gòn, trong quá trình chuẩn bị nội soi đại tràng, bệnh nhân cần chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi, bao gồm:

· Chế độ ăn trước khi nội soi: một ngày trước khi nội soi, người bệnh nên ăn thức ăn lỏng, tránh các loại thức uống có màu như đỏ và tím.

· Tránh mất nước trong quá trình chuẩn bị đại tràng bằng cách uống nhiều nước hơn bình thường. Tuy nhiên, thời điểm chính xác phải ngưng ăn uống trước khi nội soi.

· Người bệnh cũng cần báo cho bác sĩ nội soi biết nếu đang có thai hay cho con bú, tiền căn tắc hay bán tắc ruột, các bệnh lý nội khoa mạn tính (suy tim, tăng huyết áp, suy thận, bệnh gan mạn tính…), tiền căn dị ứng thuốc cũng như các loại thuốc đang sử dụng (thuốc tim mạch, thần kinh, kháng đông, tiểu đường, thuốc sắt…).

· Chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi rất quan trọng vì để bác sĩ nội soi có thể soi hết khung đại tràng, quan sát rõ và tránh bỏ sót tổn thương, nhất là những tổn thương polyp hay u đại-trực tràng < 1cm, giảm nguy cơ tai biến trong quá trình nội soi. Nhiều người bệnh cảm thấy chuẩn bị đại tràng là bước khó khăn nhất trong quá trình nội soi đại tràng. Hiện nay, bác sĩ thường chỉ định 1 trong 2 cách chuẩn bị đại tràng trước khi nội soi, việc quyết định chọn phương pháp chuẩn bị đại tràng nào tùy tình trạng của người bệnh:

· Chuẩn bị đại tràng bằng cách thụt tháo: phương pháp này được sử dụng khi người bệnh có các triệu chứng bán tắc hay tắc ruột như: đau quặn bụng từng cơn, khi trung tiện được thì giảm đau bụng, không đi tiêu được trong nhiều ngày… Tuy nhiên, phương pháp chuẩn bị đại tràng bằng thụt tháo đòi hỏi người bệnh phải giới hạn chế độ ăn nhiều ngày trước, dùng thuốc nhuận tràng vài ngày trước đó và thụt tháo 2 lần vào chiều ngày hôm trước và buổi sáng ngày nội soi. Phương pháp này làm người bệnh kiệt sức vì nhịn ăn, mất nhiều thời giờ và công sức nhân viên y tế. Ngày nay gần nhưng không còn thấy được sử dụng ở các bệnh viện trên thế giới.

· Chuẩn bị đại tràng bằng thuốc xổ: 2 loại thuốc xổ có thể sử dụng để chuẩn bị đại tràng là Macrogol 4000 (Fortrans) và Sodium phosphate (Fleet phospho soda). Macrogol 4000 là thuốc làm sạch đại tràng đẳng trương, không gây rối loạn nước và điện giải của cơ thể nên có thể sử dụng cho người bệnh có bệnh lý tim mạch, bệnh thận mạn hay suy gan. Sử dụng thuốc Sodium phosphate, người bệnh phải uống một lượng nước nhiều (3 – 4 lít nước pha với 3 – 4 gói thuốc) và nước có vị khó uống. Fleet phospho soda làm sạch đại tràng theo cơ chế ưu trương tức là kéo nước từ trong cơ thể vào lòng ruột nên có thể gây rối loạn nước và điện giải nếu ngưới bệnh có các bệnh lý về gan, thận mạn tính hay suy tim.

Ngoài ra, trước khi nội soi đại tràng, bệnh nhân thường được cho uống thuốc nhuận tràng: Kể từ khi uống thuốc cho đến lúc tiến hành nội soi, bệnh nhân phải nhịn ăn hoàn toàn. Có thể uống nước đường nếu cảm thấy đói bụng. Do tác dụng của thuốc, người bệnh sẽ đi đại tiêu nhiều lần. Khi nào đại tiện ra nước trong là ruột đã sạch hoàn toàn. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì trong quá trình chuẩn bị trước khi nội soi. Việc chuẩn bị để nội soi đại tràng có thể gây nhiều bất tiện nhưng đây là một bước quan trọng giúp cho quá trình tham khám đại tràng rõ ràng và chính xác hơn. Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc, thì một số thuốc người bệnh vẫn có thể tiếp tục uống trước khi nội soi nhưng một số thuốc cần phải ngưng như Clopidogrel và kháng đông tùy thuộc quyết định của bác sĩ nội soi. Quyết định ngưng thuốc của bác sĩ nội soi dựa trên cơ sở hội chẩn với bác sĩ tim mạch và thần kinh về lợi ích và tác hại của việc ngưng thuốc.

Xét tuyển trực tuyến