Các trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM có mức học phí tăng cao

Theo dự kiến, 4 trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ tăng mức học phí cao lên đến 20,5 - 70 triệu đồng vào năm 2021.



Kỳ họp của Hội đồng ĐH Quốc gia TPHCM diễn ra mới đây

4 trường ĐH thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM có mức học phí tăng cao

Theo các Giảng viên của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Tại kỳ họp Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM diễn ra ở Bình Thuận, Lãnh đạo Đại học Quốc gia TP. HCM cho biết: thông qua đề án đổi mới cơ chế hoạt động của 4 trường ĐH thành viên gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Kinh tế – luật và Trường ĐH Quốc tế trong kỳ họp Hội đồng ĐH Quốc gia TP.HCM. Nổi bật nhất vẫn là dự kiến học phí năm 2021 sẽ tăng cao.

Học phí 2021-2030: dự kiến tăng đến 70 triệu đồng/ năm

Theo Đề án xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật và giá dịch vụ giáo dục đào tạo, từ năm 2021, 4 trường này bắt buộc phải thực hiện đề án tự chủ. Cụ thể, đề án này nêu rõ mức xây dựng học phí dự kiến năm học của các trường từ 2021- 2030.


Đối với hệ chính quy Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đề xuất mức học phí năm 2021 là 25 triệu đồng; năm 2022 là 27,5 triệu đồng; 30 triệu đồng với các năm 2023, 2024 và 2025. Theo đó, mức học phí tăng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo cao.


Trường ĐH Công nghệ thông tin đề xuất mức học phí dự kiến năm 2021 là 25 triệu đồng; năm 2022 là 30 triệu đồng; năm 2023 là 45 triệu đồng; năm 2024 là 49,5 triệu đồng và năm 2025 là 54,4 triệu đồng.


Dự kiến mức học phí trường ĐH Kinh tế-luật năm 2021 là 20,5 triệu đồng; năm 2022 là 22,6 triệu đồng; năm 2023 là 24,8 triệu đồng; năm 2024 là 27,3 triệu đồng và tăng đến 30 triệu đồng cho năm 2025. Dự kiến trường sẽ điều chỉnh mức thu tăng từ 10-15% từ 2026-2030.


Trường ĐH Quốc tế dự kiến thu học phí 2021 là 50 triệu; năm 2022 là 55 triệu đồng; năm 2023 là 60 triệu đồng; năm 2024 là 65 triệu đồng; năm 2025 là 66 triệu đồng. Đến năm 2030 dự kiến mức thu học phí của Trường ĐH Quốc tế là 72 triệu.


Các đề án này đều thực hiện theo Thông tư 14/2019 của Bộ GD-ĐT ngày 30.8.2019 của Bộ GD-ĐT và công văn theo quy định này của ĐH Quốc gia TP.HCM về phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo áp dụng trong lĩnh vực đào tạo.



Dù tăng học phí, các trường cũng có những các chính sách hỗ trợ sinh viên

Kèm theo mức học phí tăng thì cũng có các chính sách hỗ trợ sinh viên

Các sinh viên trước khi thi kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020 cũng nên cân nhắc các dự kiến mới. Kèm theo đó, mức tăng học phí các trường cũng có những chính sách hỗ trợ sinh viên. Cụ thể như sau:


Trường ĐH Bách khoa sẽ chi học bổng tối thiểu 8% tổng nguồn thu học phí cho diện sinh viên xuất sắc, giỏi và sinh viên chính sách, hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, trường này cam kết khoảng 33% sinh viên được nhận học bổng, ngoài ra, sẽ xây dựng chương trình cho vay học phí lãi suất thấp đến 0% đến khi sinh viên tốt nghiệp.


Trường ĐH Kinh tế – luật cũng có những chính sách học bổng nhất định. Bên cạnh đó trường sẽ miễn giảm 100% học phí theo quy định nhà nước cho diện sinh viên chính sách, nghèo và cận nghèo.


Trong đó, Trường ĐH Bách khoa trích 10,5-10,8% tổng thu học phí đưa vào quỹ học bổng. 3 trường còn lại cam kết trích 8% học phí đưa vào quỹ học bổng.

Xét tuyển trực tuyến