Cần lưu ý gì khi phẫu thuật cho bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19?

Nhân viên Y tế là những chiến sĩ tuyến đầu trong phòng chống dịch Covid-19, bởi vậy khi thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19, nhân viên y tế cũng cần có những lưu ý đặc biệt

Điều dưỡng viên có nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân tới khu phẫu thuật yêu cầu mang đủ trang phục phòng hộ cá nhân

Điều dưỡng viên có nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân tới khu phẫu thuật yêu cầu mang đủ trang phục phòng hộ cá nhân

Theo các Bác sĩ - Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khi thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân nhiễm và nghi nhiễm Covid-19, các nhân viên y tế, đặc biệt là những điều dưỡng viên cần lưu ý những điểm sau đây.

Chuẩn bị trước phẫu thuật

Nhân viên Y tế có nhiệm vụ bố trí buồng phẫu thuật áp lực dương tại góc khu phẫu thuật, có đường vào riêng kết nối với buồng đệm, buồng gây mê có áp lực âm, buồng chuẩn bị bệnh nhân và nơi rửa tay có áp lực dương.


Thiết bị gây mê sử dụng riêng cho buồng phẫu thuật bệnh nhân nghi nhiễm hoặc nhiễm Covid-19. Sử dụng các thiết bị gây mê dùng một lần.


Xác định đường đi, thang máy vận chuyển bệnh nhân từ đơn vị có bệnh nhân phẫu thuật (khoa lâm sàng hoặc ICU) tới buồng phẫu thuật. Điều dưỡng viên có nhiệm vụ vận chuyển bệnh nhân tới khu phẫu thuật yêu cầu mang đủ trang phục phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính bảo hộ hoặc tấm che mặt, áo choàng chống thấm, ủng/bốt). Đường đi, thang máy không sử dụng cho bệnh nhân khác trong lúc vận chuyển bệnh nhân Covid-19.


Với bệnh nhân có thông khí hỗ trợ được chuyển tới khu phẫu thuật từ ICU: đóng các dòng khí, kẹp lại ống nội khí quản bằng forceps trong khi chuyển đổi máy thở. Nhân viên ICU mang đủ trang phục phòng hộ cá nhân (PHCN) khi vận chuyển bệnh nhân (khẩu trang N95 hoặc mặt nạ lọc khí - PAPR).


Để tất cả thuốc và thiết bị cần sử dụng cho phẫu thuật vào khay, không để thuốc trên xe tiêm/thủ thuật để đẩy vào buồng phẫu thuật. Các thao tác, kỹ thuật xâm nhập đường thở cần được thực hiện chuẩn xác ngay lần thực hiện đầu tiên với sự hỗ trợ của ống soi thanh quan có camera, tránh đặt lại thiết bị. Những thiết bị sử dụng lại như bơm tiêm điện, monitors phải được lau khử khuẩn kỹ càng sau sử dụng.


Nhân viên gây mê trong phạm vi 2m tính từ bệnh nhân phải mang khẩu trang N95 hoặc PAPR trong khi gây mê và hồi tỉnh cho bệnh nhân. Trong các quy trình can thiệp đường thở thực hiện tại buồng phẫu thuật như mở khí quản, tất cả nhân viên gây mê phải mang khẩu trang N95 hoặc PAPR.

Lưu ý trong quá trình phẫu thuật

Điều dưỡng viên vòng ngoài có nhiệm vụ chuyển thuốc và thiết bị cần bổ sung trên xe đẩy đặt trong buồng đệm để chuyển cho phẫu thuật viên. Điều dưỡng viên vòng ngoài cũng có nhiệm vụ chuyển bệnh phẩm từ buồng phẫu thuật tới chỗ để bệnh phẩm tại buồng đệm. Điều dưỡng viên vòng ngoài yêu cầu mang khẩu trang N95, kính bảo hộ hoặc tấm che mặt, áo choàng chống thấm, ủng/bốt.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Lưu ý khi kết thúc phẫu thuật

Nhân viên ra khỏi buồng phẫu thuật, loại bỏ trang phục PHCN ở buồng đệm và vệ sinh tay trước khi rời khỏi buồng đệm. bệnh nhân không đòi hỏi chăm sóc tích cực và hồi phục hoàn toàn sau hậu phẫu được chuyển về khu cách ly của các khoa.


Cần ít nhất 1 giờ giữa các phẫu thuật để chuyển bệnh nhân về khu cách ly và tiến hành khử nhiễm các bề mặt tiếp xúc thường xuyên có nguy cơ ô nhiễm cao tại buồng phẫu thuật như màn hình, monitor, máy gây mê, bàn mổ...


Những vật dụng không được sử dụng đặt trên khay thuốc hay xe gây mê đều được được loại bỏ như chất thải lây nhiễm. Mọi nhân viên khu phẫu thuật phải tắm sau khi kết thúc công việc.

Xét tuyển trực tuyến