Quy chế tuyển sinh 2020 về cơ bản, giữ nguyên phương án tuyển sinh như đã công bố trước đó. Tuy nhiên, thí sinh cần phải nắm rõ thêm những lưu ý trong quy chế tuyển sinh 2020 nhằm khắc phục bất cập từ Quy chế tuyển sinh 2019.
- Cập nhật tình hình phương án tuyển sinh để làm hồ sơ xét tuyển
- Bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT từ ngày 15/6/2020

Những điểm lưu ý đặc biệt trong quy chế tuyển sinh đại học 2020
Khắc phục quy chế tuyển sinh cũ thí sinh cần nắm rõ những lưu ý gì?
Theo các thông tin tuyển sinh từ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Về cơ bản, phương án tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) vẫn giữ ổn định trong giai đoạn 2017 - 2020 như đã công bố với thí sinh, xã hội.
Tuy nhiên, quy chế tuyển sinh năm 2020 có điều chỉnh một số điểm về kỹ thuật để khắc phục những bất cập của quy chế tuyển sinh 2019.
Cụ thể, thí sinh năm nay cần nắm rõ những lưu ý đặc biệt sau trong quy chế tuyển sinh đại học 2020 như sau:
1. Quy chế tuyển sinh 2020 áp dụng cho các loại hình đào tạo trình độ ĐH, CĐ gồm: Đào tạo chính quy; Vừa học vừa làm; Liên thông; Đào tạo cho người đã có bằng đại học; Tuyển sinh đào tạo đặt hàng; Tuyển sinh trình độ CĐ ngành Giáo dục Mầm non.
2. Từ năm 2020, do Luật giáo dục 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 ác trường đào tạo Sư phạm không tuyển sinh trung cấp Sư phạm.
3. Bổ sung các thí sinh được xét tuyển hoặc dự thi ĐH, CĐ gồm: Học sinh học chương trình nước ngoài tại trường THPT ở Việt Nam. Thí sinh là người nước ngoài sẽ do hiệu trưởng các trường ĐH xem xét, quyết định.
4. Năm 2020 các sở GD-ĐT/UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ thí sinh đăng ký xét tuyển như năm 2019. Từ năm 2021, thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến hoặc trực tiếp theo quy định của các trường. (Theo lộ trình tuyển sinh, từ năm 2021, các trường tự chủ hoàn toàn phương thức tuyển sinh nên sẽ không còn tiếp tục duy trì hệ thống lọc ảo chung trên toàn quốc).
5. Tất các trường đều phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh trên web trường trước 15 ngày. Được thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển và cập nhật điều chỉnh thông tin (nếu có) tại các thời điểm tuyển sinh.

Tất các trường đều phải xây dựng và công khai đề án tuyển sinh trên web trường trước 15 ngày
6. Đại học tổ chức thi riêng cần: Có bộ phận độc lập chuyên trách tổ chức thi tuyển sinh; bảo đảm nhân lực đáp ứng các yêu cầu về năng lực quản lý và chuyên môn để tổ chức tốt kỳ thi riêng…
Có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/ hoặc tự luận đủ luận đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi.
7. Xác định "điểm sàn" với các ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe: Ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Răng – Hàm – Mặt, Dược cần có điểm học bạ trung bình tối thiểu là 8,0.
Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm Y học, Kỹ thuật hình ảnh Y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng tối thiểu là 6,5.
8. Không áp dụng quy chế này trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh, địch họa,...
9. Các bài thi/ môn thi đưa vào tổ hợp để xét tuyển phải gắn với yêu cầu của ngành đào tạo, không nhiều hơn 4 tổ hợp để xét tuyển/ ngành.
10. Số thí sinh trúng tuyển không đủ tổ chức lớp học thì trường phải liên hệ, thống nhất với thí sinh phương án giải quyết.
11. Trường sẽ gửi giấy thông báo thí sinh trúng tuyển nhập học khi có giấy chứng nhận đã tốt nghiệp THPT.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT dự kiến gồm ba bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và hai bài thi tổng hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội. Trong đó, bài thi Khoa học tự nhiên gồm ba môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Bài thi Khoa học xã hội đối với thí sinh THPT gồm ba môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân; đối với thí sinh Giáo dục thường xuyên là hai môn Lịch sử, Địa lý. Thí sinh Giáo dục thường xuyên phải thi hai bài bắt buộc Toán, Ngữ văn và một bài thi tự chọn.
Bộ GD&ĐT chính thức công bố Quy chế tuyển sinh, kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2020, trong đó có rất nhiều điểm học sinh cần lưu ý. Chính vì vậy tất cả các thí sinh khi tham gia đăng kí tuyển sinh cần tìm hiểu và đọc rõ các thông tin nhà trường đưa ra.