Nội dung chính
Nạo VA là thủ thuật ngoại khoa được chỉ định trong trường hợp viêm VA tái phát nhiều lần hoặc VA phì đại gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp. Vậy có những phương pháp nạp VA nào phổ biến?
- Điều dưỡng Sài Gòn chia sẻ về nguyên nhân gây bầm tím sau rút kim
- Nữ giới bị thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Bác sĩ kiểm tra VA cho trẻ
Bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về các phương pháp nạo VA phổ biến hiện nay từ chia sẻ của các bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!
Vì sao cần nạo VA?
Thông thường, viêm VA được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị triệu chứng và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị nạo VA để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Nạo VA là thủ thuật ngoại khoa được chỉ định trong điều trị viêm VA quá phát và phì đại VA. Thủ thuật này được thực hiện nhằm loại bỏ VA – tổ chức lympho nằm ở nơi tiếp giáp giữa đường mũi và phía sau vòm họng.
Phương pháp này chỉ được thực hiện với trẻ trên 6 tháng tuổi. Trong một số trường hợp nạo VA có thể được thực hiện cùng với phẫu thuật cắt amidan.
Thông thường, viêm VA được điều trị bằng cách sử dụng kháng sinh, thuốc điều trị triệu chứng và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị nạo VA để điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Các phương pháp nạo VA phổ biến hiện nay
Nạo VA bằng plasma
Nạo VA bằng plasma là phương pháp được ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng các hạt ion (hạt tích điện) để bóc tách VA ra khỏi cấu trúc vòm mũi – họng.
Nạo VA bằng plasma có mức độ xâm lấn thấp, ít gây tổn thương các mô xung quanh nên hiếm khi làm phát các biến chứng hậu phẫu. Tuy nhiên phương pháp này thường có chi phí thực hiện cao.
Nạo VA nội soi bằng Hummer
Nạo VA nội soi bằng Hummer có thể được thực hiện qua đường mũi (với trẻ trên 15 tuổi, người lớn) và đường miệng (cho trẻ nhỏ). Tương tự như các kỹ thuật nạo VA khác, phương pháp này cũng sử dụng thuốc làm co mạch trước khi nạo.
Phương pháp này có sự hỗ trợ của biện pháp nội soi nên việc cắt nạo được diễn ra nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra kỹ thuật nội soi còn làm giảm mức độ xâm lấn và tránh nguy cơ phát sinh biến chứng sau khi thực hiện.
Phẫu thuật nạo VA gây mê nội khí quản
Phẫu thuật nạo VA gây mê nội khí quản thường được áp dụng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên. Phương pháp này được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân, sau đó dùng thuốc co mạch trong 3 – 5 phút nhằm giảm nguy cơ chảy máu.
Tiếp theo bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên biệt để tỳ sát và nạo VA ra khỏi vòm mũi họng. Cuối cùng vết cắt sẽ được cầm máu bằng oxy già.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Các bước thực hiện nạo VA
Chuẩn bị trước khi nạo
Theo Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, trước khi tiến hành nạo VA, bạn cần đưa con trẻ đến thăm khám để xác định mức độ phì đại VA và thực hiện một số xét nghiệm cơ bản.
Để giảm thiểu rủi ro khi phẫu thuật nạo VA, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nếu trẻ lo lắng quá mức, bạn nên trấn an để trẻ tránh căng thẳng.
- Thông báo với bác sĩ các loại thuốc trẻ đang sử dụng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể yêu cầu trẻ ngưng sử dụng một số loại thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
- Với những trẻ có nguy cơ nhiễm trùng cao, bác sĩ có thể yêu cầu dùng kháng sinh dự phòng trước thời gian phẫu thuật.
- Cho trẻ nhịn ăn trước khi phẫu thuật 8 giờ và ngưng uống nước lọc trước khi phẫu thuật 2 giờ đồng hồ.
- Xin phép cho trẻ nghỉ học vài ngày để trẻ nghỉ ngơi trước và sau khi nạo VA.
Giai đoạn tiến hành nạo
Trước khi nạo, bác sĩ sẽ tiến hành đo nhiệt độ, huyết áp và lấy mạch để chắc chắn trẻ có đủ sức khỏe để thực hiện. Sau đó bác sĩ tiến hành nạo VA theo các bước sau:
- Cho trẻ nằm ngửa trên bàn mổ và tiến hành gây mê
- Sử dụng dụng cụ nhằm mở rộng miệng của trẻ
- Tiến hành sử dụng thuốc co mạch trong 2 – 3 phút
- Có thể đưa ống nội soi vào vòm mũi họng
- Đưa thiết bị nạo vào vòm mũi họng và tiến hành nạo VA
- Bác sĩ có thể nạo VA vòi nhĩ đối với những trẻ lớn
- Cầm máu và chuyển trẻ đến phòng theo dõi
Thời gian nạo VA thường dao động trong khoảng 30 – 60 phút tùy theo kích thước VA và một số yếu tố đi kèm.
Chăm sóc sau khi nạo
Sau khi thuốc gây mê hết tác dụng, trẻ nhỏ có thể khóc, nôn mửa ra dịch màu nâu, khó chịu, mệt mỏi,… Sau đó bác sĩ sẽ thăm khám và kiểm tra trước khi cho trẻ về nhà.
Trong thời gian sau khi nạo, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh và nhỏ mũi trong vòng 5 ngày liên tiếp để dự phòng nhiễm khuẩn và tắc nghẽn mũi.
Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà.