Công dụng của cây Ngái trong Đông Y

Từ một loài cây mọc hoang, cây ngái (sung dại) đã trở thành thành phần quan trọng trong nhiều bài thuốc Đông y. Cây ngái có những công dụng gì? Hãy cùng khám phá những lợi ích của loài cây này.

Nội dung chính

999

Cây ngái, còn được gọi là sung dại hay sung ngái, là một loại cây mọc hoang dại trong tự nhiên, chủ yếu ở các vùng núi, đồng bằng và ven rừng nguyên sinh. Trong y học cổ truyền, cây ngái có nhiều công dụng trong việc điều trị một số bệnh.Theo giảng viên Cao đẳng ngành Y học Cổ truyền chia sẻ cây ngái có vị ngọt dịu, tính mát, giúp thanh nhiệt, trừ thấp, tiêu tích, hóa đờm và có tác dụng gây xổ, gây nôn.

Cây ngái gồm nhiều bộ phận như rễ, vỏ thân, lá và quả, đều có thể được sử dụng trong các bài thuốc. Các thành phần hóa học của cây ngái bao gồm acid oleanolic trong lá và leucocyanidin trong rễ. Cây ngái được sử dụng để điều trị các bệnh như sốt, sốt rét, mất sữa, mụn nhọt, đinh râu, phù thũng, tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, vàng da, và cả đau lưng, nhức xương. Rễ cây ngái cũng có tác dụng cải thiện tình trạng bí tiểu tiện.

Ngoài tác dụng chữa bệnh, cây ngái còn giúp hạ nhiệt cơ thể. Một nghiên cứu cho thấy khi chiết xuất từ cây ngái được tiêm vào chuột, thân nhiệt của chúng giảm rõ rệt. Cây ngái cũng có khả năng gây nôn khi sử dụng nhựa mủ của vỏ thân hay quả xanh.

Empty

Trong các bài thuốc, lá ngái được dùng để chữa sốt và sốt rét, bằng cách giã nát và gạn lấy nước uống. Để phòng ngừa sốt rét, có thể sao vàng vỏ hoặc lá cây ngái và nấu nước uống thay chè. Để chữa phù thũng, người ta sử dụng vỏ thân cây ngái kết hợp với các thảo dược khác như lá sung, mã đề, bồ hóng, sắc uống. Đối với tiêu chảy do ngộ độc thức ăn, có thể sử dụng vỏ thân cây ngái kết hợp với rễ cây sống rắn và rễ màng tang để sắc uống.

Cây ngái trong các bài thuốc Đông Y được sử dụng để chữa đau lưng, nhức xương và bí tiểu tiện bằng các bài thuốc sắc từ rễ cây ngái kết hợp với các loại thảo dược khác. Cây ngái còn có công dụng trong việc điều trị các bệnh ngoài da như đinh râu và nhọt, bằng cách giã nát lá non hoặc quả xanh để đắp lên vết thương.

Xét tuyển trực tuyến