Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng. Nhiều người còn nghĩ rằng bệnh trĩ có thể tự khỏi mà không cần phải điều trị. Vậy bệnh trĩ có tự khỏi được không, mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé?
Nội dung chính
Bệnh trĩ hình thành do đâu?
Bệnh trĩ được hình thành do sự giãn nở quá mức các mạch máu, tĩnh mạch trĩ ở hậu môn. Bệnh trĩ được chia làm 2 loại chính là trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Trĩ nội: chịu áp lực từ phía trong và thường bị sung huyết, sa búi trĩ.
+ Trĩ ngoại: viêm loét búi trĩ sa dưới đường lược.
Ngoài ra, khi mắc kết hợp cả 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại (hình thành ở cả bên trong và bên ngoài ống hậu môn) thì được gọi là trĩ hỗn hợp.
Bệnh trĩ có tự khỏi được không?
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, bệnh trĩ rất phổ biến, thường gây ảnh hưởng đến người trong độ tuổi 40 – 60. Trong đa số các trường hợp, bệnh trĩ có thể gây ngứa, đau hoặc dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh không gây dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng nào. Điều này khiến người bệnh thắc mắc bệnh trĩ có tự khỏi không hay cần điều trị y tế.
Nhưng theo các chuyên gia và bác sỹ, bệnh trĩ không thể tự cải thiện và khỏi nếu người bệnh không áp dụng bất cứ biện pháp điều trị phù hợp nào.
Bệnh trĩ nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Để lâu bệnh có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa nghiệm trọng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Giảng viên Cao đẳng Điều Dưỡng Sài Gòn cho biết những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe từ bệnh trĩ gây nên như:
Nghẹt búi trĩ
Xảy ra với người mắc trĩ nội, các cơ vòng hậu môn sẽ chèn ép gây đau nếu búi trĩ sa quá mức ra ngoài hậu môn. Khi bị nghẹt, búi trĩ sẽ ngày càng to và cứng, không có khả năng trở vào hậu môn nữa khiến người bệnh đau đớn khó chịu.
Thiếu máu
Búi trĩ bị sa ra khỏi hậu môn khiến vùng hậu môn bị tổn thương nghiêm trọng, dẫn đến hiện tượng chảy nhiều máu tươi mỗi khi đi đại tiện hoặc hoạt động mạnh. Nếu như bệnh không được can thiệp kịp thời sẽ khiến cho cơ thể bị mất máu nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rối loạn chức năng hậu môn
Hậu môn có thể bị co lại hoặc các cơ hậu môn bị xâm lấn làm người bệnh mất tự chủ trong việc đi đại tiện.
Viêm nhiễm và hoại tử vùng hậu môn
Khi búi trĩ sa ra ngoài gây nghẹt búi trĩ là điều kiện thích hợp để các vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm hậu môn. Viêm nhiễm kéo dài có thể gây ra các bệnh về gan, thận, nứt kẽ hậu môn… Các búi trĩ bị nghẹt nếu không thể co lại vào bên trong hậu môn, lâu dần sẽ dẫn đến hoại tử. ở nữ giới, nếu viêm nhiễm hậu môn kéo dài còn dẫn tới viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của phái nữ.
Rối loạn chức năng thần kinh
Bệnh kéo dài khiến cho tâm lý người bệnh luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo âu, từ đó dẫn đến hệ lụy làm tổn thương đến hệ thần kinh, suy giảm trí nhớ hoặc thậm chí gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
Ung thư hậu môn – trực tràng
Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối mà không được chữa trị sẽ gây nên ung thư hậu môn – trực tràng, trực tiếp đe dọa đến tính mạng người bệnh.