Cuộc đời sự nghiệp của Thánh Y Nam Dược Tuệ Tĩnh

Nội dung chính

Tuệ Tĩnh Thiền sư làmột vị danh y vô cùng nổi tiếng trong lịch sử y học cổ truyền Việt Nam. Ông đã dành cả một đời để nghiên cứu y thuật để cứu nhân độ thế và được người dân đất Việt tôn kính với danh xưng là: “Vị thánh thuốc Nam”.



Tuệ Tĩnh Thiền sư tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Tráng Tử Vô Dật, quê ở làng Xưa, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng (nay là thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương), thường được gọi là Tuệ Tĩnh hoặc Huệ Tĩnh. Ông được phong là ông tổ ngành Dược Việt Nam và là người mở đầu cho nền y dược cổ truyền Việt Nam.


Ông mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh, dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông học thuốc, làm thuốc, chữa bệnh cứu người, sưu tầm kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian, huấn luyện y học cho các tăng đồ.


Bộ Nam Dược thần hiệu chia làm 10 khoa được ông tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền. Đặc biệt, ông có bộ Hồng Nghĩa giác tư y thư gồm 2 quyển biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị thuốc nam, viết bằng thơ Đường luật nôm, và bài "Phú thuốc Nam" 630 vị cũng dùng quốc ngữ. Các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa giác tư y thư của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học Việt Nam.


Ông từng nói: "Nam dược trị Nam nhân" để thể hiện quan điểm về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Ông từng viết: “Thiên thư dĩ định Nam bang, thổ sản hà thù Bắc quốc.” được dịch là: “Thiên thư đã định phận nước Nam, thổ sản không khác gì Bắc quốc”.  Chính quan điểm ấy của ông đã dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam: "Ông Thánh thuốc Nam!"


Tuệ Tĩnh Thiền sư không rập khuôn theo trước tác của các đời trước, không đưa kim, mộc, thủy, hỏa, thổ lên đầu mà xếp các cây cỏ lên trước tiên! Ông phê phán tư tưởng dị đoan của những người chỉ tin vào phù chú mà không tin thuốc. Ngoài việc là một thầy thuốc chữa bệnh, ông còn truyền bá phương pháp vệ sinh, tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong làng xóm. Ông đề cao việc phòng bệnh hơn chữa bệnh với phương pháp rèn luyện sức khỏe, trí lực. Đó chính là phương thức bảo vệ sức khỏe, rèn luyện cơ thể, suy nghĩ thanh sạch, tư tưởng ung dung.



Danh Y Tuệ Tĩnh


Theo một số tài liệu tìm hiểu về ông, Tuệ Tĩnh đã xây dựng được 24 ngôi chùa và biến các chùa này thành nơi chữa bệnh cho nhân dân trong 30 năm điều trị chữa bệnh. Ông tập hợp được 182 chứng bệnh được chữa bằng 3.873 phương thuốc. Tuệ Tĩnh thiền sư nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ, phương pháp dưỡng sinh nói gọn trong 14 chữ sau: “Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần, thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình”. Tuệ Tĩnh thiền sư không chỉ chữa bệnh cho mọi người mà ông còn tập hợp những bài thuốc chữa bệnh cho gia súc. Có thể nói, ông đã góp phần đặt cơ sở cho ngành thú y dân tộc của Việt Nam.


Với tư tưởng kết tinh giữa Phật học và Y học, Thiền sư Tuệ Tĩnh đã trở thành người đầu tiên chú giải sách Thiền tông khóa hư lục của vua Trần Thái Tông soạn. Ngoài ra, ông cũng nghiên cứu và viết nên cuốn sách khai mở nền y học cổ truyền của nước ta: "Dược tính chỉ Nam", liệt kê ra hàng trăm bài thuốc cổ truyền với những dược liệu từ những cây thuốc Nam. Đáng tiếc, các tác phẩm của ông hiện tại không còn nguyên vẹn mà đều do người đời sau biên tập lại với tài liệu thu thập trong nhân dân như: "Nam dược thần hiệu", "Hồng nghĩa giác tư y thư". Tuy nhiên đó là những đóng góp vô cùng to lớn, đặt lên những viên gạch đầu tiên cho nền y học nước nhà.


Năm 1385, ông bị đưa đi “cống” cho triều đình nhà Minh khi bước sang tuổi 55. Dù nơi đất khách quê người nhưng ông vẫn tiếp tục làm thuốc, thậm chí còn rất nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư và mất tại đây không rõ năm nào. Tương truyền sau này khi đi sứ sang Trung Quốc Tiến sĩ Nguyễn Danh Nho đã thăm mộ ông ở Giang Nam và thấy trên bia mộ còn ghi dòng chữ: “Ai về phương Nam cho tôi về với”. Nguyễn Danh Nho vô cùng xúc động trước tình cảm luôn hướng về quê hương đất nước của Tuệ Tĩnh Thiền sư.  Nên Tiến sĩ đã thuê thợ làm lại tấm bia, soạn khắc lại ước nguyện của người Danh y tài ba Tuệ Tĩnh và mang về quê hương.


Khi đó cả vùng quê thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ của ông bị ngập nước. Xuôi thuyền gần đến nơi thì thuyền bị lật, tấm bia rơi xuống nước không lấy lên được. Những tưởng công sức bị bỏ sông bỏ biển thì không lâu sau khi nước sông cạn, nhân dân lại tìm thấy bia. Thấy doi đất ở đây có hình con dao thái thuốc Nam người dân đã dựng miếu thờ bia. Ngôi miếu đơn sơ dựng thờ tấm bia đá chỉ cách quê hương Tuệ Tĩnh Thiền sư khoảng hơn 1km.


Dân gian kể lại, từ ngày dựng bia, người dân khắp nơi kéo về lấy thuốc, hái lá và xin nước ở đền Bia chữa bệnh. Mỗi ngày có hàng nghìn người đến đền xin thuốc. Năm 1846, vua Thiệu Trị đã hạ chiếu cấm việc cúng bái và xin thuốc mang màu sắc mê tín. Nhà vua đã sai lính mang tấm bia cất giữ trong kho. Đến năm 1936, có một người làng Văn Thai làm chức thủ kho đã lấy lại tấm bia bí mật đem về đền. Từ đó người dân tứ xứ lại trở lại đền xin thuốc. Tin đồn lại đến tai vua, nhà vua sai lính đục hết chữ khắc tạc trên tấm bia làm cho không ai còn đọc được nữa.


Theo các cụ cao niên trong làng kể lại: Để cất giấu tấm bia đá này, người dân làng Văn Thai đã đặt trong tường chùa Văn Thai rồi xây kín lại. Nhờ đó mà tấm bia tồn tại được cho đến ngày hôm nay. Người dân ở đây tin rằng: Chính cái doi đất hình lưỡi dao cắt thuốc mà thiên nhiên tạo nên là vùng đất đắc địa cũng là nơi Đại y Thiền sư Tuệ Tĩnh muốn tấm bia khắc di nguyện của mình dừng chân.


Từ bao đời nay, giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh Thiền sư có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam.


Tại Hải Dương, có ngôi Đền Bia dựng lên để thờ Thiền sư Tuệ Tĩnh ở xã Cẩm Văn, Cẩm Vũ, ở chùa Hải Triều làng Yên Trung, nay là chùa Giám, xã Cẩm Sơn, huyện Cầm Giàng. Tại Đền Bia nơi thờ Tuệ Tĩnh Thiền sư có viết hai câu đối, được dịch nghĩa như sau: Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang.


Mỗi khi nhắc đến Tuệ Tĩnh Thiền sư – những người theo học Y sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thành phố Hồ Chí Minh đều rất tự hào và ý chí quyết tâm với nghề “làm thuốc” trong trái tim của họ lại cháy lên hừng hực. Để nối tiếp truyền thống ngành Y học cổ truyền đầy vẻ vang ấy, Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đã không ngừng cố gắng, nguyện dành tất cả tâm huyết để phát triển ngành thuốc Nam, đem cây thuốc của người Việt trở thành những sản phẩm tốt nhất để giúp chữa bệnh cho cả cộng đồng.


Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn thông báo liên tục chiêu sinh các lớp Trung cấp Đông Y vừa làm vừa học ngoài giờ hành chính thứ 7 chủ nhật tại địa chỉ số 215 Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.


Đăng ký xét tuyển trực tuyến https://duocsaigon.edu.vn/dang-ky-truc-tuyen


Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 07.6981.6981 - 09.6881.6981


Xét tuyển trực tuyến