Dấu hiệu rối loạn nhịp tim ở người mắc bệnh tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Bệnh tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những căn bệnh thường gặp, có tỷ lệ mắc cao và tỷ lệ tử vong tăng theo sự gia tăng của tuổi tác. Người mắc COPD đối diện với nhiều nguy cơ gây ra rối loạn nhịp tim, gây ra suy hô hấp và các vấn đề khác.

231

Theo thống kê có hơn 300 triệu người trên toàn cầu mắc bệnh COPD. Đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên toàn thế giới, trong đó rối loạn nhịp tim đóng góp một phần quan trọng. Ước tính tỷ lệ bệnh tim mạch trong số người mắc COPD chiếm từ 24 - 33%, và tỷ lệ rối loạn nhịp tim khoảng 4,7 - 15%. Khi đó, nguy cơ tử vong của họ cao hơn 2 - 3 lần so với những người không mắc COPD.

Nguy cơ rối loạn nhịp tim ở người mắc COPD

Theo bác sĩ giảng viên công tác tại Trường Dược Sài Gòn Rối loạn nhịp tim là tình trạng không bình thường về hoạt động điện của tim, có thể bao gồm sự thay đổi trong tạo nhịp và dẫn truyền điện. Nhịp tim bình thường khi ở trạng thái nghỉ thường nằm trong khoảng 60 - 90 lần/phút. Các loại rối loạn nhịp tim bao gồm nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh nhĩ đa ổ, nhịp nhanh thất, và nhịp rung nhĩ.

Nhiều nguy cơ của người mắc COPD có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim, bao gồm suy hô hấp (có thể do thiếu oxy hoặc tăng khí CO2 trong máu), độ tuổi, thói quen hút thuốc lá hoặc thuốc lào, sử dụng thuốc điều trị COPD (như Salbutamol, Theophilin), chức năng phổi suy giảm (FEV1 thấp), bệnh tim mạch tiền sử (như nhồi máu cơ tim hoặc suy tim), rối loạn điện giải, rối loạn mỡ máu, và các bệnh về tuyến giáp.

IMG_2236

Dấu hiệu cảnh báo rối loạn nhịp tim ở người mắc COPD

Do có nhiều loại rối loạn nhịp tim khác nhau, dấu hiệu cụ thể có thể thay đổi. Tuy nhiên, một số dấu hiệu sau đây có thể làm nổi bật sự nghi ngờ về rối loạn nhịp tim:

•     Cảm giác tim đập nhanh và mạnh, đặc biệt sau khi có căng thẳng hoặc làm việc nặng.

•     Cảm giác khó thở và không thoải mái trong vùng ngực, và đôi khi có đau ngực, đặc biệt khi hoạt động hoặc di chuyển.

•     Chói mắt, chóng mặt, và đỏ bừng khuôn mặt.

•     Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể xuất hiện tình trạng ngất xỉu.

Bác sĩ giảng dạy Cao đẳng Y Dược TPHCM lưu ý những người mắc COPD nên tuân thủ lịch khám bác sĩ hàng tháng và thực hiện các xét nghiệm như điện tim đồ định kỳ cách 3 tháng/lần, siêu âm tim, holter điện tim, và điện tim gắng sức nếu có dấu hiệu nghi ngờ về bệnh tim mạch. Họ cũng cần tránh hút thuốc lá và tuân thủ đúng liều thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là các thuốc giãn phế quản và kháng sinh, vì chúng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá mức.

Xét tuyển trực tuyến