Dấu hiệu tăng đường huyết cần biết và cách xử lý kịp thời

Dấu hiệu tăng đường huyết thường xuất hiện ở những bệnh nhân tiểu đường và tiền tiểu đường. Với những người đang bị bệnh tiểu đường, dấu hiệu tăng đường huyết đột ngột sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng, có thể dẫn đến đột quỵ. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo và hướng xử lý kịp thời.

Trong máu luôn có một lượng đường nhất định

Trong máu luôn có một lượng đường nhất định

Dấu hiệu tăng đường huyết ban đầu

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: Những dấu hiệu tăng đường huyết ban đầu thường không rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng ốm vặt thông thường:

+ Hay khát nước là một dấu hiệu tăng đường huyết cần phải chú ý. Tuy nhiên, mùa nóng nhiều người bị khát nước liên tục nên rất dễ nhầm lẫn, khó mà phân biệt được.

+ Đi tiểu nhiều cũng là một biểu hiện của bệnh tiểu đường. Đặc biệt là những người đi tiểu nhiều vào đêm. Cơ thể đang thúc đẩy quá trình đào thải đường huyết ra khỏi cơ thể, thận làm việc quá công suất dẫn đến suy giảm chức năng. Hậu quả là đi tiểu nhiều vào ban đêm.

+ Thèm ăn: do đường huyết không được chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi tế bào nên cơ thể luôn có cảm giác đói, thiếu năng lượng, thiếu sức sống. Từ đó, sinh ra cảm giác thèm ăn, đặc biệt là thèm đồ ăn ngọt.

+ Sút cân chính là dấu hiệu tăng đường huyết đáng chú ý nhất. Khi cơ thể bạn đột nhiên bị gầy đi, sút cân không rõ nguyên nhân thì chứng tỏ sức khỏe đang gặp vấn đề lớn. Có thể là bệnh tiểu đường, thận, gan,… Tốt nhất là khi giảm cân đột ngột, nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

+ Mờ mắt cũng là một biểu hiện điển hình của bệnh tiểu đường. Lượng đường trong máu quá cao ảnh hưởng đến võng mạc, dẫn đến mờ mắt hoặc mù lòa vĩnh viễn.

+ Xuất hiện vết loét ở lòng bàn chân, vết thương khó lành, nhiễm trùng, xuất hiện các vùng da tối màu chứng tỏ đường huyết đang tăng cao.

Dấu hiệu tăng đường huyết đột ngột

Bên cạnh những dấu hiệu tăng đường huyết kể trên, khi người bệnh tiểu đường bị tăng đường huyết đột ngột thì sẽ có thể xuất hiện những biểu hiện sau:

+ Buồn nôn, choáng váng do đường huyết tăng cao hoặc hạ thấp đột ngột.

+ Ngất xỉu do đường tăng quá cao.

+ Đột quỵ

+ Xuất hiện các biểu hiện của nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng người bệnh.

Những dấu hiệu tăng đường huyết đột ngột thường xảy ra trong thời gian rất ngắn, phản ứng nhanh và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Chính vì thế, cần phải hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra.

IMG_6831

Cách xử lý khi bị tăng đường huyết như thế nào?

Bác sĩ - Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Sài Gòn cho biết: Nếu như thấy xuất hiện các dấu hiệu tăng đường huyết, cần xử lý như sau:

Khi bạn chưa phát hiện mình mắc bệnh tiểu đường mà nhận thấy những dấu hiệu tăng đường huyết thì cần đến ngay các trung tâm y tế ở gần để kiểm tra và có kết quả chính xác. Sau khi có kết quả, bắt đầu vào giai đoạn điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Từ việc áp dụng chế độ ăn uống, tập luyện, sử dụng thuốc phù hợp,… để nhanh chóng kiểm soát bệnh.

Khi bạn đã mắc bệnh tiểu đường mà phát hiện đường huyết bị tăng quá cao thì cần phải uống thật nhiều nước lọc, ngồi nghỉ ở chỗ mát. Nếu bệnh nhân ngất xỉu, đột quỵ thì cần đưa đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ xử lý kịp thời.

Xét tuyển trực tuyến