Nội dung chính
Với trẻ mắc bệnh viêm tai giữa, ngoài việc sử dụng thuốc điều trị thì các biện pháp chăm sóc đúng cách cũng góp phần quan trọng với quá trình phục hồi sức khỏe của bé.
- Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ung thư tuyến nước bọt
- Chia sẻ từ Điều dưỡng Sài Gòn về bệnh viêm ruột thừa cấp tính

Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
Bạn đọc theo dõi bài viết sau để được các Bác sĩ, điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ đến bạn cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách nhất!
Chăm sóc trẻ khi bị viêm tai giữa đúng cách
Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý cho bé
Trẻ bị viêm tai giữa thường bị đau tai nên hay quấy khóc, khó chịu, biếng ăn và có thể nôn ói. Điều này sẽ khiến trẻ trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống. Chính vì vậy việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé trong thời gian bị bệnh cần được chú trọng hơn bao giờ hết.
Vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ đúng cách
Tai, mũi và họng là 3 bộ phận nối thông với nhau. Vì vậy, ngoài tai thì các bộ phận còn lại của bé cũng cần được vệ sinh hàng ngày để mau lành tổn thương, ngăn chặn ổ nhiễm trùng lây lan.
Vệ sinh tai giữa cho trẻ: Dùng khăn mềm làm ẩm bằng cách nhúng vào nước ấm và lau ở khu vực xung quanh vành tai của bé. Sau đó xoắn khăn vào bên trong để lau ống tai ngoài. Chú ý thực hiện thao tác nhẹ nhàng để không làm đau bé. Một cách khác, có thể rửa tai cho bé bằng nước muối sinh lý. Nước muối có đặc tính sát khuẩn mạnh nên sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cho trẻ. Trước tiên, bạn nhỏ vào tai bé 2 – 3 giọt nước muối rồi hướng dẫn bé nghiêng qua một bên hoặc đặt trẻ nằm nghiêng trên giường, kê giấy phía dưới tai cho dịch chảy hết ra ngoài. Cuối cùng dùng bông gòn nhẹ nhàng lau sạch bên ngoài ống tai là được. Thực hiện rửa tai cho trẻ 2 lần mỗi ngày.
Vệ sinh mũi, họng đúng cách cho trẻ:
- Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và cho bé súc họng mỗi ngày vài lần. Nó sẽ giúp làm sạch khoang mũi họng và ngăn chặn không cho vi khuẩn lây lan từ các khu vực này qua tai giữa.
- Trẻ bị viêm tai giữa có thể bị nghẹt mũi, xổ mũi. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý xong, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi cho bé. Chú ý hút nhẹ nhàng và không được lạm dụng quá nhiều khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, đồng thời khử trùng sạch sẽ dùng cụ hút mũi trước và sau khi sử dụng. Với trẻ lớn hơn, có thể hướng dẫn bé cách xì mũi để đường thở được thông thoáng.
Hướng dẫn trẻ bị viêm tai giữa cách xì mũi đúng: Trẻ xì mũi không đúng cách có thể khiến dịch nhầy và vi khuẩn bị đẩy sâu vào trong ống tai thông qua vòi nhĩ. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ. Bạn cần hướng dẫn con xì mũi đúng cách để sai lầm này không lặp lại:
- Trước tiên, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào trong một bên mũi rồi day nhẹ để nước mũi loãng ra, giúp bé dễ dàng xì mũi mà không bị đau rát.
- Sau vài giây, bịt lỗ mũi còn lại và xì nhẹ để đẩy dịch trong hốc mũi ra ngoài.
- Thực hiện tương tự cho bên còn lại.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa khi bé sốt
Sốt là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm tai giữa. Bé có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu con bạn cũng có biểu hiện này thì có thể giúp bé hạ nhiệt bằng những cách sau:
- Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung chất lỏng từ nước ép hoa quả, súp, cháo, nước canh rau
- Mặc quần áo rộng rãi cho bé
- Làm mát cơ thể bằng cách lau nước ấm liên tục ở hai bên nách và háng cũng giúp giảm sốt nhanh.
- Trẻ bị sốt trên 38 độ có thể uống Paracetamol với liều lượng mỗi lần là 10 – 15mg/kg cân nặng của bé. Nếu sau 4 giờ bé vẫn còn sốt thì cho uống liều tiếp theo.
Cho bé dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
Các bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, kháng viêm hay thuốc giảm đau… Chúng có tác dụng nhanh chóng nhưng lại mang đến nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.
Điều quan trọng là cha mẹ cần cho con dùng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, về liều lượng cũng như thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn và mau khỏi bệnh. Không tùy tiện mua thuốc theo lời mách bảo của người khác về cho bé uống khiến trẻ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp
Chú ý đến thực phẩm cho bé bị viêm tai giữa
Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, các bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn cũng như những loại thực phẩm nên và không nên cho trẻ mắc bệnh viêm tai giữa sử dụng.
Thực phẩm nên có trong chế độ ăn của bé:
- Thức ăn chứa omega 3 và iod: Bao gồm cá hồi, hàu, cá ngừ, rong biển, cá tuyết, sò, các loại hạt. Những chất này có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhờ khả năng kháng viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Loại vitamin này có nhiều trong cam, quýt, bưởi, rau lá xanh, chuối, cà chua, súp lơ… Ăn những thực phẩm này vừa có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, vừa giúp trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa.
- Thêm chất xơ vào bữa ăn của bé: Nghiên cứu cho thấy, trẻ bị viêm tai giữa được bổ sung đầy đủ chất xơ có thể ngăn ngừa được tình trạng ù tai. Chất này được tìm thấy chủ yếu trong rau xanh và hoa quả tươi.
- Thực phẩm giàu vitamin A: Chẳng hạn như gan bò, dầu cá, cà rốt, cà tím, bí đỏ. Cung cấp hàm lượng vitamin A dồi dào giúp chống oxy hóa, bảo vệ lớp lót trong loa tai và cải thiện thính lực.
Thực phẩm trẻ bị viêm tai giữa không nên ăn:
- Đồ cứng, dai: Những thực phẩm này đòi hỏi trẻ phải nhai nhiều và mạnh. Hoạt động liên tục ở cơ nhai có thể tác động đến tổn thương và khiến bé bị đau nhiều hơn.
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt: Lượng mỡ và đường trong máu tăng cao đều cản trở lưu thông máu đến nuôi dưỡng tổn thương. Thêm vào đó, các thực phẩm này còn khiến trẻ bị vướng đờm ở cổ họng.
- Thực phẩm sinh mủ: Một số thức ăn có thể khiến vết thương làm mủ và đau nhức dữ dội hơn như cơm nếp, hải sản, bánh trưng, các loại thịt màu đỏ… Người chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa chú ý không nên cho bé ăn những món này
Trên đây là cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà cha mẹ cần biết. Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhờ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để có những kiến thức đầy đủ, chính xác.