Đỗ trọng, thảo dược đông y cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe toàn diện

Đỗ trọng là một vị thuốc quý trong Đông y, có mặt trong nhiều bài thuốc giúp bồi bổ can thận, mạnh gân cốt, chuyên dùng để chữa chứng thận hư, liệt dương, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, chữa vô sinh, động thai… Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về vị thuốc này trong bài viết sau!

Bộ phận được dùng làm thuốc là vỏ cây đỗ trọng

Bộ phận được dùng làm thuốc là vỏ cây đỗ trọng

Tìm hiểu vị thuốc đông y đỗ trọng

Vị thuốc đỗ trọng là vỏ của thân cây đỗ trọng (chọn cây 10 năm tuổi) đã được sơ chế thành những mảnh dẹt, mặt ngoài màu vàng nâu hoặc nâu xám, mặt trong màu tím đen, có nhiều sợi tơ nhựa đàn hồi.

Theo y học cổ truyền, đỗ trọng có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, công dụng của đỗ trọng là dưỡng huyết, bổ gan thận, mạnh gân xương, an thai và làm ấm tử cung. Trong y học cổ truyền đỗ trọng là một trong số những vị thuốc rất thông dụng trong các thang thuốc bổ.

Đáng chú ý, đỗ trọng có khả năng điều trị nhiều chứng bệnh liên quan đến chức năng sinh sản ở cả nam và nữ như thận hư, di tinh, liệt dương, đau bụng khi mang thai, động thai ra huyết. Bên cạnh đó, vị thuốc này còn được dùng trong điều trị các bệnh về gan, tiểu đêm, chân yếu gối mỏi, phong thấp, sưng tê phù, tăng huyết áp và bại liệt.

Những công dụng của vị thuốc đỗ trọng trong hỗ trợ trị bệnh

Cách dùng: sắc khoảng 12 – 20 g đỗ trọng để uống mỗi ngày (có thể tẩm muối để sao trước khi dùng). Nếu không dùng ở dạng thuốc sắc thì có thể dùng ở dạng cao lỏng, rượu thuốc hoặc viên hoàn tán. Ngoài ra, còn có kể kể đến một số bài thuốc có thành phần đỗ trọng như:

Đổ mồ hôi trộm

Dùng đỗ trọng và mẫu lệ (vỏ hầu) với liều lượng bằng nhau rồi tán nhỏ, mỗi lần uống một thìa và uống cùng với rượu.

Phụ nữ hay bị sảy thai

Khi mang thai được 2 – 3 tháng có thể dùng thuốc sắc từ các vị sau để an thai: đỗ trọng, ba kích, cẩu tích, thục địa, đương quy, vú bò, củ gai bánh, tục đoạn và ý dĩ sao, mỗi vị 10 g.

Điều trị chảy máu não và di chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp

Bài thuốc gồm các vị sau: đỗ trọng (12, 5 g), bạch thược (16 g), lá sen và cam thảo (mỗi vị 15, 5 g), sinh địa, mạch môn và tang ký sinh (mỗi vị 10 g), sắc lấy nước và chia ra uống trong ngày (sau 3 – 6 ngày sẽ thấy hiệu quả).

Trẻ em bẩm sinh ốm yếu, suy dinh dưỡng, còi xương, chậm đi chậm nói, hen suyễn, kinh giản, mất tiếng, lỵ mạn tính, bí chướng

Bài thuốc sắc gồm các vị sau: đỗ trọng, sơn dược, sơn thù, phục linh, ngưu tất (mỗi vị 4 g); thục địa (8 g), mẫu đơn và trạch tả (mỗi vị 3 g), ngũ vị (2 g), phụ tử chế (1, 2 g), nhục quế (0, 8 g).

IMG_6182

Lưu ý khi sử dụng vị thuốc Đỗ trọng

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, Ở Việt Nam ban đầu không có cây đỗ trọng. Tuy nhiên, có những cây có đặc điểm giống đỗ trọng (bẻ vỏ cây, cuống lá và lá thấy có các sợi tơ mành) như cây chân danh (Euonymus javanicus), cây san hô (hay còn gọi là bạch phụ tử: Jatropha multifida),… nên các cây này cũng được gọi là đỗ trọng nam (phân biệt với cây đỗ trọng có nguồn gốc từ Trung Quốc, hay còn gọi là đỗ trọng bắc).

Người âm hư hỏa vượng không nên dùng đỗ trọng.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến