Dược sĩ chia sẻ cách sử dụng thuốc chữa bệnh nhiệt miệng

Bệnh nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều người. Tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh, nhất là trong việc ăn uống. Dưới đây Dược sĩ Sài Gòn chia sẻ đến mọi người cách sử dụng thuốc như sau.



Nhiệt ở miệng cũng có thể sinh ra trong quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách

BỆNH NHIỆT MIỆNG LÀ GÌ?

Theo các Dược sĩ – Giảng viên đang giảng dạy Cao đẳng Dược cho biết: Bệnh nhiệt miệng là trường hợp người bệnh có một hoặc nhiều vết loét ở niêm mạc môi, má. Vết loét gây đau nhiều, đặc biệt khi chạm phải, tiếp xúc với thức ăn có vị chua, cay. Trung bình khoảng 20% dân số mắc bệnh và tái phát nhiều lần. Bệnh có đặc trưng là vết loét hình tròn hay bầu dục, đáy màu trắng xám.

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH NHIỆT MIỆNG LÀ GÌ?

Theo như Tây y thì nhiệt ở miệng là do cơ thể bạn thiếu một số loại vitamin và dưỡng chất, rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn răng miệng,... như sau:


  • Chấn thương tại chỗ: Chấn thương nhỏ do cắn môi, má, chải răng,...

  • Stress: thường gặp ở người bị stress kéo dài.

  • Dinh dưỡng: thiếu một số vitamin (B1, B2, B6, B12, C), canxi, kẽm, sắt, axit folic.

  • Một số thức ăn, nước uống, hóa chất có khả năng gây kích thích, khởi phát bệnh.

  • Nội tiết tố: Thay đổi nội tiết tố có mối liên quan đến nhiệt miệng.

  • Nhiễm khuẩn: Một số tạp khuẩn hệ đường ruột trong miệng được coi là yếu tố nguy cơ...

CÓ THỂ PHÂN LOẠI BỆNH NHIỆT MIỆNG NHƯ THẾ NÀO?

Loét đơn giản

Chiếm 80-90% loét áp-tơ. Biểu hiện bệnh thường là 1 vết loét, hình tròn hay bầu dục. Vết loét gây đau nhiều, bờ viêm đỏ, đáy trắng xám, đường kính nhỏ hơn 1cm. Thông thường vết loét sẽ tự lành sau 7 – 14 ngày và không để lại sẹo.

Loét khổng lồ

Chiếm khoảng 10% tổng số bệnh. Nhiều vết loét (5 – 10) sâu, bờ vết loét gồ, đáy trắng, kích thước 1-3cm. Lành thương lâu hơn thể đơn giản (từ 2 – 6 tuần), hay để lại sẹo.

Do heppes ( ít gặp)

ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỆT MIỆNG

Nhiệt miệng bình thường sẽ tự lành mà không cần phải điều trị gì. Nếu bạn cảm thấy đau quá mức có thể dùng một số loại thuốc sau:


+Thuốc giảm đau giúp giảm triệu chứng.


+Thuốc tê bôi tại chỗ được sử dụng để giảm đau tại vết loét. Một số thuốc dạng mỡ, gel bôi giúp che chở vết loét, giảm nhạy cảm đau khi ăn, nhai.


+ Kháng viêm corticoids dạng bôi tại chỗ, hay súc miệng cũng thường dùng khi áp-tơ khổng lồ.


+ kháng sinh trong trường hợp nhiễm trùng.


+ Ngoài ra vitamin C, khoáng chất,...


Cách chăm sóc bệnh nhiệt miệng tại nhà:


  • Giữ vệ sinh răng miệng: Dùng bàn chải với lông mềm, tránh loại kem chải răng gây kích ứng.

  • Thuốc súc miệng: Nên dùng nước muối hoặc thuốc súc miệng chứa chất kháng khuẩn như chlohexidine. Tránh dùng thuốc súc miệng chứa cồn.

  • Hạn chế thực phẩm: ăn, uống những thực phẩm có vị mạnh, chua, cay, ngọt, mặn, nóng, đồng thời không nhai kẹo sing-gum cho đến khi lành vết thương.

  • Chế độ ăn: lành mạnh, đủ chất, nhiều rau củ. Mật ong, nha đam bôi lên vết loét giúp tránh kích ứng, hạn chế nhiễm trùng, nhanh lành thương.

  • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế stress.

  • Chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và các chất khoáng.

  • Giữ vệ sinh răng miệng tốt, hạn chế xáo trộn hệ vi khuẩn trong miệng.


Tránh tổn thương niêm mạc miệng, chải răng nhẹ nhàng, sửa chữa hàm giả khi không còn khít sát, không cắn môi, má.



Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là hạn chế tối đa các yếu tố gây bệnh

DƯỢC SĨ CHIA SẺ CÁC ĐƠN THUỐC ĐIỀU TRỊ BỆNH NHIỆT MIỆNG

Đơn thuốc tham khảo : Giảm đau + Vitamin C + Subac bôi miệng + súc miệng:


1. Paracetamol 500mg( hoặc 10-15mg/ kg) uống.


Ưu tiên dạng viên ném. Ngày 2-4 lần


2. Vitamin C 500mg x 2 viên/ngày, uống sáng.


Vitamin C hấp thụ tốt khi uống đói.


3. Subac bôi vết loét ngày 3 lần. Có thể thay thế tương tự. Súc miệng nước muối xong thì bôi.


4. Anpha choay 6 viên. Uống lần 2-3 viên.


5. Súc miệng bằng nước muối NaCl 0,9% giúp làm nhanh chóng lành vết loét.


6. Kháng sinh nếu dùng: Rodogyl 125mg*4 viên/ 2 lần/ ngày.


Điều trị 5-7 ngày.

KHI NÀO BỆNH NHÂN CẦN ĐẾN GẶP BÁC SĨ?


  • Sốt cao,Chảy máu nướu răng.

  • Vét loét có đáy sờ cứng, ngày càng lớn, có mủ.

  • Loét miệng không lành sau 2 tuần.

  • Đường kính vết loét lớn hơn 1cm, tái phát liên tục.

  • Xuất hiện những mảng trắng hay đỏ tại lưỡi, niêm mạc miệng.


Đặc biệt vết loét gây đau nhiều, ảnh hưởng đến hoạt động ăn, nhai, nói, nuốt, không chải răng được.


Nhiệt miệng là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống thường nhật. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bệnh đem lại sự khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày cũng như giảm ngon miệng. Việc hiểu rõ về yếu tố nguy cơ gây bệnh cũng như biết được một số phương pháp điều trị để nhanh khỏi bệnh là hết sức hữu ích.

Xét tuyển trực tuyến