Dược sĩ giải đáp thắc mắc về lựa chọn thuốc tê bì chân tay

Tê bì chân tay là triệu chứng tưởng như đơn giản nhưng lại tiềm ẩn những hiểm họa. Chính vì thế mà bệnh nhân thường có thắc mắc nên uống thuốc gì cho hiệu quả. Bài viết dưới đây Dược sĩ sẽ chia sẻ điều này



Tình trạng tê bì chân tay là một bệnh lý rất phổ biến, ai cũng có nguy cơ bị mắc bệnh

Bệnh tê chân tay là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì chân tay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hầu hết tê không gây hại và chỉ cần bạn điều chỉnh cách sinh hoạt, cũng như dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ thì tình trạng tê sẽ được cải thiện và hết hẳn.


Tuy nhiên, trong một số trường hợp là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, cần được cấp cứu ngay một số biểu hiện sau:


  • Cảm giác tê xuất hiện đột ngột sau một chấn thương gần đây, đặc biệt là chấn thương đầu.

  • Tê lan truyền đến toàn bộ cánh tay hoặc toàn bộ chân.

  • Cảm thấy mất khả năng kiểm soát chân tay (tê liệt).

  • Khó nói chuyện, khó phát âm.

  • Choáng váng, chóng mặt và đau đầu đột ngột.


Đối với người đã bị tê chân tay từ trước và thường xuyên bị tái đi tái lại: Lời khuyên chân thành dành cho bạn là hãy thu xếp thời gian đến gặp bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín, để được khám và điều trị với phác đồ cụ thể.


Hãy lắng nghe cơ thể mình và nếu có một trong những biểu hiện. Nhất định không nên chần chừ trì hoãn việc đi kiểm tra sức khỏe, nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây tê chân tay ở bạn:


  • Cơn tê nhức chân tay dần dần trở nên tồi tệ hơn.

  • Tê từng cơn, ảnh hưởng đến một phần của chân tay như ngón chân, ngón tay, hoặc ảnh hưởng đến cả hai bên cơ thể.

  • Tê chân tay xuất hiện khi bạn vận động hay hoạt động lặp đi lặp lại một công việc nào đó.



  Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đi đầu trong đào tạo Dược sĩ Cao đẳng

Bệnh nhân tê chân tay thường sử dụng thuốc gì?

Trường hợp bạn đã được khám và xác định rõ nguyên nhân gây tê bì chân tay, bác sĩ có thể cho bạn dùng một số loại thuốc hoặc Vitamin bổ sung. Tùy theo từng tình trạng tê chân tay cụ thể, phác đồ điều trị của bạn sẽ cần dùng một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc trong thời gian nhất định.


Theo Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, sau đây là một số thuốc hỗ trợ điều trị tê chân tay dựa theo nguyên nhân gây tê để bạn tham khảo:

Vitamin và khoáng chất:

Canxi, Kali, Natri, Magie, Acid folic, Vitamin B1, Vitamin B6, Vitamin B12: Đây là những chất cần được bổ sung theo liều lượng của bác sĩ khi bạn bị tê chân tay do cơ thể bị thiếu hụt hay mất cân bằng các dưỡng chất.

Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau và nhóm thuốc giãn cơ:

Trường hợp bạn bị tê chân tay kèm các cơn đau cấp tính, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phối hợp các nhóm giảm đau, chống viêm và giãn cơ trong vài ngày. Điều này nhằm mục đích giúp giảm bớt tình trạng tê buốt nhức mỏi cho chân tay bạn. Đồng thời, bác sĩ sẽ điều trị nguyên nhân chính gây ra tê chân tay để bạn sớm khôi phục sức khỏe.

Nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường, cường giáp, nhiễm độc tố, nhiễm trùng,…:

Rất nhiều tình trạng bệnh lý gây ra triệu chứng tê chân tay. Khi phát hiện bạn bị tê nhức do bệnh khác ảnh hưởng hay bởi tác dụng phụ của thuốc, bác sĩ sẽ điều trị và giúp cơ thể kiểm soát bệnh, tránh tái phát, nhờ đó bạn có thể hết bị tê chân tay “hành hạ”.

Xét tuyển trực tuyến