Dược sĩ Sài Gòn tư vấn hướng dẫn thuốc trị sổ mũi ở trẻ em

Làm gì khi trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi? Trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi nên dùng thuốc gì? Dược sĩ Nhà thuốc Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn hướng dẫn thuốc trị sổ mũi ở trẻ.



Dược sĩ Sài Gòn tư vấn hướng dẫn thuốc trị sổ mũi ở trẻ em

Nguyên nhân khiến trẻ sổ mũi – nghẹt mũi là gì?

Trẻ nhỏ, khoang mũi ở trẻ còn nhỏ nên dễ bị nghẹt mũi. Tình trạng dịch nhầy nếu tích tụ nhiều gây nghẹt, một số trường hợp sẽ gây chảy mũi nước. Hầu hết các trường hợp như nghẹt mũi – sổ mũi thường do trẻ bị nhiễm lạnh hoặc khi thay đổi thời tiệt đột ngột. Trẻ cũng có thể bị nghẹt mũi do một số nguyên nhân như cúm, dị ứng với các tác nhân khác, trẻ nằm điều hòa liên tục trong thời gian dài…

Làm gì khi trẻ bị sổ mũi – nghẹt mũi

Dùng thuốc:


Kháng histamine H1:


Dạng siro : Aerius , ATdesloratadin, Zyrtec.


Dạng viên : Chlorpheniramin


Với các trường hợp trẻ bị sổ mũi thì chỉ nên dùng kháng histamine H1.


Với các trẻ nhỏ thì khuyên nên dùng dạng siro , cho hiệu quả tốt . Liều phụ thuộc vào tuổi và số kg của trẻ.



Chlorpheniramin


Dung dịch rửa mũi, vệ sinh mũi : Seacool, Sterima, Xisat, Natri chloride.


Các dạng Xisat, Sterima dùng để vệ sinh sạch mũi cho trẻ, làm thông thoáng đường thở và tránh nhiễm khuẩn khi dịch mũi ứ đọng lâu ngày trong mũi.


Một số trẻ khi thay đổi thời tiết có ho và sổ mũi, nên kèm một số thuốc tăng đề kháng cho trẻ, vì trẻ nhỏ đề kháng yếu thường khó chóng chọi lại với tác nhân lạ.


Sản phẩm tăng đề kháng : Immugold kid, Bioacimin, Nutroplex, Imunoglukan.


Thay đổi chế độ sinh hoạt, không nên cho trẻ ngủ máy lạnh nhiệt độ thấp. Thường xuyên vệ sinh máy lạnh, nhầm tránh bụi..


Dược sĩ nhà thuốc Trường cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ nên vệ sinh mũi và dùng thuốc cho trẻ đúng cách.


Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc cho trẻ , nhất là các loại kháng viêm và kháng sinh.


Khi nào có biểu hiện viêm hô hấp kèm theo như ho đàm thì mới phối hợp những thuốc cần thiết.

Xét tuyển trực tuyến