Dược sĩ Trường Dược Sài Gòn chia sẻ các cách điều trị mụn cóc

Mụn cóc gây ra bởi virus HPV, còn được gọi là hạt cơm, hay sẩn sùi da. Bệnh không gây nguy hiểm nhiều nhưng ảnh hưởng thẩm mỹ cho người bệnh. Vậy cách điều trị mụn cóc như thế nào để nhanh khỏi và không tái phát?



Mụn cóc lây lan rất nhanh, gây đau và mất thẩm mỹ cho người mắc bệnh

MỤN CÓC LÀ GÌ?

Mụn cóc là một bệnh lý dễ nhận biết bởi sự xuất hiện các u nhỏ tăng sinh trên bề mặt da. Các khối u này thường sần sùi, lành tính và xuất hiện nhiều ở da bàn tay, ngón tay, bàn chân, nhiều khi xuất hiện ở bộ phận sinh dục thì được gọi là mụn cóc sinh dục. Ngoài việc gây đau đớn cho người bệnh thì các khối u nhỏ này còn gây mất thẩm mỹ và gây vướng cộm, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.


Bệnh này có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi. Thông thường trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người lớn do thói quen chơi đùa, tiếp xúc với mầm bệnh.

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỤN CÓC NHƯ THẾ NÀO?

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Dược cho hay: Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tự khỏi trong 6 tháng nhưng thường rất hiếm, chủ yếu là ở trẻ em có sức đề kháng tốt. Đa phần trường hợp đều phải được điều trị để tránh lây lan và gây đau đớn cho người bệnh.


Bệnh tiến triển từ vài tháng đến vài năm, nếu không điều trị bệnh cũng có thể tự khỏi. Khoảng 2/3 số trường hợp bệnh tự khỏi sau 2 năm.


Có nhiều phương pháp dân gian được áp dụng như dùng các hóa chất hoặc thủ thuật để loại bỏ vết thương như dùng hóa chất hoặc thủ thuật để loại bỏ vết thương. Tuy nhiên phương pháp điều trị thường không triệt để khiến bệnh dễ tái phát và gây nhiễm trùng. Cho đến nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, tùy trường hợp bệnh mà sẽ có kết hợp điều trị một hay nhiều phương pháp như sau:

Điều mụn cóc bằng thuốc toàn thân


  • Cimetidin


Thuộc nhóm kháng histamin H2, ngoài tác dụng giảm bài tiết dịch dạ dày, thuốc còn có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng khả năng đại thực bào và diệt virút. Uống với liều 20-40mg/kg/24 ngày, cho kết quả tốt với trường hợp hạt cơm tái phát nhiều lần hoặc có thương tổn


  • Sulfat kẽm


Liều lượng được sử dụng là 10mg/kg/ngày. Thuốc ít gây độc nên liều tối đa có thể tới 600 mg/ngày và cho kết quả tốt với những trường hợp có nhiều thương tổn


  • Verrulyse-Methionin


Thành phần của thuốc gồm ma-gie, can-xi, methionin, sắt và man-gan. Thuốc được chỉ định cho tất cả các loại hạt cơm. Liều dùng cho người lớn từ 2 đến 4 viên/ngày.

Sử dụng thuốc tại chỗ


  • Mỡ salicyle: mỡ salicyle với nồng độ khác nhau từ 10% đến 40%, có tác dụng bạt sừng mạnh, loại bỏ các tế bào chứa virút. Băng bịt làm thuốc có thể ngấm sâu vào thương tổn có tác dụng điều trị tốt hơn.. Thuốc nên tránh cho tiếp xúc lên mắt và không sử dụng ngón tay để bôi thuốc (dùng các dụng cụ y tế thích hợp).

  • Axid trichloracetic 33%: có tác dụng đông vón protein và gây hoại tử tế bào sừng. Nhược điểm của phương pháp này là có thể gây đau nhiều và gây loét do bôi thuốc quá nhiều.

  • Kem tretinoin 0,05%-0,1% có tác dụng bạt sừng, thường được dùng để điều trị hạt cơm phẳng, nhất là ở trẻ em.



Mụn cóc có thể mọc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể

Điều trị bằng thủ thuật


  • Phẫu thuật bằng Laser


Sử dụng laser để đốt cháy mụn cóc đối với những bệnh nhân nhiễm vi rút nặng. Phương pháp này ưu điểm là có thể triệt để loại bỏ nốt sùi trên da, ngăn chặn sự lây lan ra các tổ chức khác xung quanh.


Phẫu thuật cắt bỏ thương tổn: phương pháp này rất hay tái phát và đặc biệt rất khó điều trị đối với những ngƣời bệnh có nhiều thương tổn.


  • Đốt điện, chấm Nitơ lỏng


Thường áp dụng cho các cục mụn nhỏ hơn hoặc mọc ở các vị trí khó làm tiểu phẫu. Phương pháp này tiến hành nhanh chóng, rẻ tiền và ít bị tái phát. Tuy nhiên thời gian phục hồi lâu hơn và bệnh nhân dễ nhiễm trùng, chảy máu tại vị trí đốt điện.


  • Băng keo


Dán băng keo lên mụn cơm trong 6 ngày sau đó bóc băng keo ra, ngâm vùng có mụn cóc trong nước ấm 5 phút, rồi chà xát nhẹ nhàng mụn với que có gắn giấy nhám. Làm như vậy trong 8 tuần.


Bên cạnh đó, tiêm phòng vacxin HPV là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa bệnh mụn cóc và ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.

CÁC CÁCH PHÒNG BỆNH MỤN CÓ TẠI NHÀ NHƯ THẾ NÀO?


  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, nhất là các địa điểm công cộng như nhà vệ sinh, nhà tắm công cộng, bể bơi.

  • Bảo hộ lao động ở một số nhóm người có nguy cơ mắc cao.

  • Điều trị loại bỏ các tổn thương nếu có thể.


Mụn cóc tuy lành tính nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Ngày nay, căn bệnh này đã có nhiều phương pháp chữa trị hiệu quả và không còn là nỗi lo của mọi người.

Xét tuyển trực tuyến