Hà thủ ô đỏ – một vị thuốc quý trong Y học cổ truyền

Hà thủ ô là vị thuốc lấy từ củ của cây hà thủ ô, có tác dụng đẹp da, trị tóc bạc sớm. Cùng tìm hiểu công dụng và cách sử dụng vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé!

Hà Thủ Ô Đỏ tươi nguyên củ

Hà Thủ Ô Đỏ tươi nguyên củ

Tìm hiểu chung về vị thuốc hà thủ ô

Ngoài tên gọi phổ biến, dược liệu này còn được gọi là dạ giao đằng hay cây dạ hợp. 

Gồm có 2 loại là đỏ và trắng, chúng có 2 tên khoa học riêng biệt khác nhau. Fallopia multiflora (hà thủ ô đỏ) thuộc họ nhà rau răm (Polygonaceae). Streptocaulon juventas Merr (hà thủ ô trắng) thuộc họ nhà thiên lý (Asclepiadaceae)

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn, loại màu đỏ chiếm ưu thế hơn vì thành phần dược tính cao, có lợi cho máu huyết. Cây hà thủ ô thường phân bố ở các tỉnh miền núi như Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An. Ngoài ra, nó còn được trồng ở Bình Định, Vĩnh Phúc.

Những công dụng tuyệt vời của hà thủ ô

Dân gian thường có câu: “Muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô” không chỉ có công dụng tốt làm trẻ hóa làn da và giúp đen tóc, làm tăng chức năng gan và thận, thanh lọc máu cùng nhiều những tác dụng tuyệt vời khác từ dược liệu này:

– Công dụng giúp bồi bổ sức khỏe, làm sạch máu,  tăng cường chức năng gan và thận.

– Tác dụng chữa đau nhức, đau lưng, mỏi gối.

– Kết hợp với dược liệu sinh địa, bạch thược, cúc hoa để làm thuốc an thần, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn, chữa suy nhược thần kinh.

– Công dụng tốt cho hệ tim mạch, cải thiện hoạt động của hệ bài tiết.

– Cải thiện chứng mất ngủ, táo bón và ngăn ngừa các chứng bệnh xơ vữa động mạch.

– Có khả năng sản sinh insullin giúp giảm lượng đường trong máu và giảm đau nhức các bó cơ, có đặc tính kháng khuẩn cao.

Cách dùng hà thủ ô trong điều trị bệnh

Cách dùng hà thủ ô rất đơn giản, không quá phức tạp như bạn nghĩ. Nếu đã có sẵn dược liệu tại nhà thì bạn có thể chế biến chung với đậu đen, chưng với đường phèn hoặc mật ong để dùng sẽ giúp da săn chắc, căng bóng, mịn màng cộng thêm tóc ngày càng đen óng và mượt mà.

Như đã biết, thảo dược này có vô số những tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu bạn dùng sai cách có thể khiến dược liệu từ “tiên dược” trở thành “độc dược”.

Cách chế biến hà thủ ô:

Bước 1: Hà thủ ô đỏ tươi cắt bỏ 2 đầu và cạo sạch vỏ, nếu củ to thì thái thành từng miếng mỏng rửa sạch rồi phơi khô.

Bước 2: Tiếp đến ngâm với nước vo gạo 24 tiếng rồi ủ cho mềm.

Bước 3: Đỗ đen rửa sạch, loại bỏ hạt lép ngâm với nước trong nửa tiếng rồi với ra để ráo và chuyển sang bước chưng hà thủ ô với đậu đen.

Một số bài thuốc đơn giản từ hà thủ ô

Không chỉ được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong Đông y mà ngay cả trong đời sống thường ngày, nhiều người vẫn dùng nó để bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực và còn nhiều công dụng khác:

Làm đen tóc, đẹp da, khỏe gân cốt, bền tinh khí, sống lâu

Nếu ai đang gặp phải trình trạng rụng tóc, tóc bạc sớm thì hãy dùng hà thủ ô kết hợp với bồ kết, vỏ bưởi và sả nấu chung với nhau tạo thành hỗn hợp gội đầu kích mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc và làm đen tóc rất hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể dùng 400g hà thủ ô đỏ ngâm với nước vo gạo trong 1 ngày rồi vớt để ráo. Tiếp đến ngâm đậu đen cho nở và loại bỏ các hạt lép. Sau đó cho vào chõ hấp chín rồi đem phơi khô và tán thành bột mịn để uống với nước ấm mỗi ngày.

Uống nước hà thủ ô đều đặn trong 1 tháng đảm bảo bạn sẽ thấy da dẻ tươi tắn, hồng hào, gân cốt khỏe mạnh, tráng kiện, không còn rơi vào trạng thái lờ đờ, uể oải, mệt mỏi,… Người xưa thường bảo nhau “đỏ da” nhờ hà thủ ô là do vậy.

Chữa xơ cứng mạch máu, cao huyết áp, nam giới tinh trùng yếu

- Mạch máu xơ cứng, huyết áp cao: 20g hà thủ ô, 10g lá neeem Ấn Độ phơi khô, sắc nước uống thay trà mỗi ngày.

- Nam giới tinh trùng yếu: Sử dụng 20g hà thủ ô đỏ cùng với 16g các loại tầm gửi dâu, ngưu tất và kỷ tử. Đem các dược liệu đi sơ chế rồi cho vào nồi sắc với 500ml nước trong vòng 20 phút. Chia làm 2 lần uống mỗi ngày.

Điều trị cholesterol cao, tốt cho tim mạch

Để ngăn chặn tình trạng các cholesterol xấu ngày càng tăng cao thì người bệnh nên sử dụng 1kg hà thủ ô đỏ tươi rửa sạch rồi cho lên bếp sao vàng. Tiếp đến mang đi tán thành bột mịn.

Mỗi lần uống 10g pha với nước ấm, uống 2 lần/ngày và kiên trì thực hiện trong vòng 1 tháng.

Những lưu ý khi sử dụng hà thủ ô

Theo kinh nghiệm dân gian, trong quá trình sử dụng, nên hạn chế ăn tỏi, hành và củ cải trắng vì có thể làm giảm hiệu quả của dược liệu.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo, đối với rượu hà thủ ô thì không nên dùng với người tiểu đường và huyết áp thấp vì sẽ làm bệnh tình xấu đi.

Điều cuối cùng cần lưu ý là tuyệt đối không nên quá lạm dụng vào dược liệu, nhất là rượu hà thủ ô vì sẽ gây những tác dụng phụ không mong muốn. Tốt hơn hết nên dùng đúng liều lượng đã được hướng dẫn.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền tại TPHCM

https://truongcaodangduocsaigon.edu.vn/dang-ky-tuyen-sinh.html

Nếu bạn có nhu cầu tư vấn học Y sĩ Y học cổ truyền của Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn. Hãy liên hệ số điện thoại tư vấn tuyển sinh 07.6981.6981 - 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến