Học sinh 12 không nên có tâm lý chờ bỏ kỳ thi THPT quốc gia

Nội dung chính

Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị rất nhiều phương án cho Kỳ thi THPT quốc gia năm nay, tuy nhiên nhiều ngày qua các phương tiện truyền thông loan tin về việc có thể bỏ kỳ thi THPT quốc gia khiến học sinh có suy nghỉ tiêu cực.

Theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, cho rằng cần có nhiều phương án cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Cũng theo ông Bộ GD&ĐT cần tính đến các phương án khác trong tình hình dịch bệnh vẫn kéo dài như hiện tại. Học sinh lớp 12, cũng không nên có tâm lý chờ bỏ kỳ thi THPT quốc gia năm nay điều đó là suy nghĩ rất tiêu cực và rất có thể ảnh hưởng kết quả lớn nếu như không đúng kịch bản của Bộ.


Cũng theo một cán bộ tuyển sinh Trường Cao đẳng dược Sài Gòn thì kỳ thi THPT quốc gia nên được giữ, nếu có thể. Còn trường hợp bất khả kháng, dịch bệnh kéo dài, biện pháp cách ly xã hội còn chưa được dỡ bỏ, thí sinh không thể đến điểm thi, mới nên thay thế bằng phương án công nhận tốt nghiệp phù hợp, ông này đề xuất.


Một thực tế hiện nay đó là cách đánh giá học sinh qua hình thức học trực tuyến, học online cũng khiến nhiều trường THPT phải đau đầu chưa tính đến việc có hoàn thành tổng kết theo đúng thời gian quy định của năm học không. Các em học sinh học online cũng đánh giá học online không bằng học ở trường ở lớp được, chính vì lẽ đó mà tâm lý học sinh đâm ra chán nản. Đó là chưa tính đến chuyện các thiết bị hỗ trợ của các em học sinh các vùng khó khăn, vùng cao phải tiếp thu kiến thức bập bõm như tình trạng sóng viễn thông ở các nơi đó.


Theo một số chuyên gia giáo dục, điều cần làm bây giờ là giúp ôn tập theo những chương trình tin giản từ Bộ GD&ĐT và đề thi minh họa trong đó lực lượng giáo viên phụ trách các môn là nòng cốt và các em học sinh cũng phải tự lên kế hoạch cho bản thân tránh những suy nghĩ tiêu cực để ảnh hưởng chất lượng của bản thân trong kỳ thi sắp tới.



Học sinh thi THPT quốc gia năm 2020


Không nên xáo trộn tâm lý của học sinh

Theo ông Ma Thế Quyên, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn, đồng tình với ý kiến của ngành giáo dục, nên sử dụng mốc 15/6 để quyết định tiếp tục tổ chức thi THPT quốc gia hay bỏ thi để học sinh có thể có những hình dung cụ thể tránh những tâm lý mông lung công bố bất ngờ để xáo trộn tâm lý học sinh.

Trước đó, TS Lê Viết Khuyến phân tích một số nước trên thế giới bỏ kỳ thi THPT quốc gia, giao cho địa phương công nhận tốt nghiệp, bởi họ có hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông rất tốt. Ở nước ta, bệnh thành tích nặng, để địa phương tự quyết định, sợ không đảm bảo công bằng, dễ phát sinh tiêu cực, theo ông ngay cả thi THPT quốc gia 2 năm trước tình trạng tiêu cực chỉ biết được khi được phanh phui sau đó 1 - 2 năm, ông Khuyết cho hay.


Trước đó, thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), thông tin thời gian tới học sinh vẫn chưa trở lại trường, Bộ GD&ĐT có thể tiếp tục lùi thời gian tổ chức thi một cách linh hoạt, chấp nhận khóa học sinh lớp 12 này sẽ thi muộn, vào đại học muộn. Năm học tới, các trường đại học sẽ dùng học kỳ hè để bù đắp cho khoảng thời gian thiếu hụt do nhập học muộn. "Tôi nghĩ vẫn nên ưu tiên việc lùi thời gian thi THPT quốc gia", ông Quang nói.


Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn - tổng hợp tin tức giáo dục.


 

Xét tuyển trực tuyến