Hướng dẫn ngăn rụng tóc và làm dày tóc từ thảo dược

Sử dụng các thảo dược tự nhiên để ngăn ngừa rụng tóc và làm dày tóc là phương pháp khá phổ biến, tuy nhiên dược liệu tự nhiên có thể cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng

Ngăn rụng tóc và làm dày tóc từ thảo dược Ngăn rụng tóc và làm dày tóc từ thảo dược

Hướng dẫn ngăn rụng tóc và làm dày tóc với thảo dược

Hà thủ ô nấu với đậu đen

Hà thủ ô là loại dây leo lâu năm, có củ to do rễ phát triển thành. Loại thực vật này thường mọc hoang ở các tỉnh vùng núi phía Bắc nước ta. Dược liệu có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có khả năng trị bệnh hiệu quả.


Thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết hà thủ ô có tính ấm, vị đắng chát, có tác dụng bổ máu, bổ gan thận, thúc đẩy sự sản sinh tế bào hồng cầu, phục hồi tổn thương nang tóc, điều trị chứng rụng tóc.


Với đặc tính dược lý và nguyên lý hoạt động như trên, người ta thường dùng Hà Thủ Ô để điều trị chứng rụng tóc, kích thích tóc đen mượt, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa của tóc, ngừa tóc gãy rụng.


Theo quan niệm của Đông Y, tóc là phần thừa của máu (huyết), được máu nuôi dưỡng. Mà gan (can) lại là nơi điều tiết lượng máu trong cơ thể. Mặc khác, máu do tinh sinh ra, tinh được tích trữ ở thận, do đó thận là căn nguyên sinh ra tóc. Để có mái tóc dày và không bị gãy rụng, cần tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chất lượng máu, bổ gan thận.


Thực tiễn cũng đã chứng minh hà thủ ô còn đặc biệt hữu ích trong điều trị một số bệnh lý như: tinh thần hồi hộp, mất ngủ, chóng mặt, thần kinh suy nhược, xơ vữa động mạch, tăng cholesterol máu…


Để dùng hà thủ ô trị chứng rụng tóc, bạn có thể áp dụng cách sau đây:


Nguyên liệu cần chuẩn bị:


  • 1 kg hà thủ ô đỏ (lưu ý không chọn hà thủ ô trắng).

  • 100 gam đậu đen

  • 2 lít nước sạch.


Cách thực hiện:


  • Hà thủ ô rửa sạch, cắt thành khúc; Đậu đen rửa sạch; Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, chứng với 2 lít nước ở nhiệt độ nhỏ cho đến khi đậu và hà thủ ô chín đều. Khi chưng, cần đảo đều tay để tránh nguyên liệu bị vón cục và cháy ở đáy nồi.

  • Khi hỗn hợp gần cạn thì lấy nước hầm còn lại tẩm vào hà thủ ô rồi đem phơi khô.

  • Cho hà thủ ô đã phơi khô hầm tiếp với 100 gam đậu đen. Thực hiện thao tác này khoảng 9 lần thì lấy hà thủ ô đem sao và phơi trên chảo cho khô vàng.

  • Xay hà thủ ô khô thành bột. Mỗi ngày lấy ra 15 – 20 gam bột đã được chế biến đem pha với nước uống, dùng từ 1 – 2 lần.


Ngoài cách làm trên, bạn cũng có thể kết hợp nguyên liệu trên với một số thảo dược khác, chẳng hạn: xuyên khung, thục địa, đương quy… Đây đều là những dược liệu được đánh giá cao và dùng phổ biến trong các bài thuốc giúp nang tóc chắc khỏe, ngăn ngừa gãy rụng, cải thiện độ dày của mái tóc.

Gội đầu bằng hương nhu

Theo Đông Y, hương nhu có vị cay, tính ấm. Trong thành phần của nguyên liệu có chứa nhiều chất có khả năng kích thích sự tăng tiết mồ hôi của cơ thể, đưa độc tố thải ra ngoài. Chính vì thế, thảo dược trên thường được biết đến với tác dụng trị sốt nóng, cảm nắng, sợ rét…


Bên cạnh đó, hương nhu cũng có khả năng trị chứng rụng tóc. Các tinh chất trong lá hương nhu có khả năng kích thích lưu thông máu lên da đầu để nuôi dưỡng nang tóc, hỗ trợ tái tạo các nang tóc đã teo. Đây không chỉ là nguyên liệu hỗ trợ điều trị rụng tóc hiệu quả mà còn kích thích tóc chóng mọc trở lại.


Để dùng hương nhu trị chứng rụng tóc, bạn có thể áp dụng bài thuốc sau:


Nguyên liệu cần chuẩn bị:


  • Lá hương nhu trắng

  • Nước (lượng vừa đủ).


Cách thực hiện:


  • Đun nước sôi, sau đó thả lá hương nhu vào, đun thêm khoảng 5 phút.

  • Để nước nguội, dùng nước trên gội đầu. Massage nhẹ nhàng để kích thích lưu thông máu đến da đầu, giúp tinh chất nhanh thẩm thấu vào nang tóc hơn.

  • Thực hiện 3 – 4 lần / tuần để ngăn ngừa vấn đề gãy rụng, kích thích nang tóc nhanh mọc tóc hơn. Không dùng thêm dầu gội, dầu xả sau mỗi lần gội đầu bằng hương nhu.


Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp hương nhu với một số thảo dược khác như lá bưởi, lá ngải cứu. Đây là những nguyên liệu có mùi hương dễ chịu, có khả năng hỗ trợ điều trị rụng tóc

Đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

Đào tạo KTV chăm sóc da uy tín

Gội đầu bằng nước cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu (ngưu cân thảo, cỏ chỉ tíc, cỏ bắc, cỏ vườn trầu…). Theo y học cổ truyền, cỏ mần trầu có vị nhạt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, mát gan, lợi tiểu, hạ áp, trị sốt rét… Người ta thường dùng nguyên liệu trên trong điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, đái dầm ở trẻ, tăng huyết áp, viêm tinh hoàn…


Một tác dụng khác của cỏ mần trầu cũng được biết đến rộng rãi là trị rụng tóc, tóc bạc sớm. Theo nhiều nghiên cứu, trong thành phần của thảo dược có chứa Beta-sitosterol – đây là chất có khả năng hạn chế sự sản sinh DHT – chất có tác dụng làm teo và mờ nang tóc, can thiệp đến sự phát triển tóc, nhờ vậy tóc của bạn trở nên chắc khỏe, dày hơn nhiều.


Cũng theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, chất palmytoil trong cỏ mần trầu là chất chống oxy hóa cao, có khả năng bảo vệ tóc khỏi yếu tố gây hại bên ngoài và bên trong. Chất Flavonoid được tìm thấy trong thảo dược cũng có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, giúp nuôi dưỡng cơ thể nói chung và giúp tóc chắc khỏe nói riêng.


Nguyên liệu cần chuẩn bị:


  • 1 nắm cỏ mần trầu (lấy phần thân, lá tươi, không dùng phần bông và rễ).

  • Nước sạch.


Cách thực hiện:


  • Cỏ mần trầu rửa sạch, đem nấu cho ra nước xanh thì bỏ bã, đun đến khi cô lại còn khoảng 1 lít là được.

  • Khi nước nguội, dùng nước trên để gội đầu. Khi tóc khô, lấy một chén nước cỏ mần trầu, dùng bông gòn nhúng với nước rồi thấm lên chân tóc.

  • Đợi khi da đầu khô, tiếp tục dùng bông thấm nước tóc cho đến khi chén nước cạn.

  • Thực hiện đều đặn để sớm cải thiện tình trạng rụng tóc.


Ngoài cách làm trên, bạn có thể phối hợp cỏ mần trầu với hương nhu (bồ kết), vỏ bưởi, đem nấu với nước sôi và dùng chúng để gội đầu, thực hiện cách ngày.

Xét tuyển trực tuyến