Hướng dẫn Y sĩ YHCT Sài Gòn bốc thuốc thanh nhiệt

Bài thuốc thanh nhiệt là bài thuốc Y học cổ truyền sử dụng những vị thuốc có tính hàn, lương để cấu trúc thành bộ phận chủ yếu của bài thuốc, nhằm mục đích để thanh tiệt tà nhiệt.


Phương thuốc thanh nhiệt bằng YHCT

Các phương thuốc thanh nhiệt ở phần khí (Thanh nhiệt tả hỏa).

Đặc điểm chủ yếu trong cấu trúc Y học cổ truyền của bài thuốc thanh khí nhiệt là sử dụng các vị thuôc có tính vị tân - hàn (cay - lạnh) và khổ - hàn (đắng - lạnh) như: Thạch cao, Chi tử, Liên kiều, Hoàng cầm... làm vị thuốc hạch tâm, cấu tạo chủ yếu của bài thuổc. Còn các vị thuốc phối hợp khác cần cứ vào quá trình diễn biến của tình trạng bệnh tật mà có sự thay đối thích hợp.


Những bài thuốc thanh nhiệt trên lâm sàng, chủ yếu được sử dụng trong các bệnh chứng mà nhiệt tà đã đi vào phần lý, biểu hiện trên lâm sàng một tình trạng "Lý nhiệt” do nhiều nguyên nhân dẫn đến, từ hậu quả tiên triển của các bệnh ngoại cảm có sốt với tình trạng nhiệt ngày càng nặng. Do nhiệt tà xâm phạm vào phần khí phận, dinh phận, huyết phận... cho tới tình trạng “Lý nhiệt” do bởi rối loạn chức năng của các tạng phủ đưa tới như: Can đơm thượng viêm, vị nhiệt... và cũng có thể dùng phương pháp thanh nhiệt để tham gia vào trị liệu chứng hư nhiệt - thanh hư nhiệt do các bệnh nhiễm trùng mạn tính dẫn đến.

Phân loại các bài thuốc thanh nhiệt.

Hình thái lâm sàng của nhiệt chứng phong phú nên phạm vi ứng dụng trên lâm sàng của các bài thuốc thanh nhiệt cũng rất rộng. Trên thực tế, khi vận dụng những bài thuốc này trị liệu trên lâm sàng, ngừơi ta có thể phân thành 6 loại:


  • Thanh khí nhiệt.

  • Thanh thấp nhiệt.

  • Thanh huyết nhiệt (bao gồm cả thanh dinh nhiệt).

  • Thanh nhiệt tả hoả giải độc.

  • Thanh nhiệt tạng phủ.

  • Thanh hư nhiệt.


Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn hướng dẫn phương thuốc thanh nhiệt

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc thanh nhiệt.

Khi bệnh còn ở phần biểu thì Lương y không nên sử dụng các bài thuôc thanh nhiệt, mà sử dụng các bài thuốc này khi nhiệt tà xâm phạm vào lý và đã hình thành chứng lý nhiệt.


Trên lâm sàng những bài thuốc thanh nhiệt chỉ được Y sĩ Y YHCT sử dụng khi bệnh nhân còn sốt. Bệnh nhân đã hết sốt thì dừng thuốc.


Các vị thuốc trong các bài thuỗc thanh nhiệt thường có tính hàn, lương, nên khi dùng kéo dài hay liều cao dễ làm tổn thương tới vị khí và dương khí trong cơ thể. Vì vậy, Bs Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cảnh báo khi dùng nên thận trọng và theo dõi chặt chẽ.


Khi thăm khám và chẩn đoán bệnh cần hết sức lưu ý, chứng chân hàn giả nhiệt thì không có chỉ định sử dụng những bài thuốc này. Ví dụ là bài Bạch hổ thang (Thương hàn luận).


Cấu trúc bài thuốc: Thạch cao 30g, Tri mẫu 12g, Cam thảo 4g , Ngạnh mễ 9g.


Cách dùng: Tất cả làm thang sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.


Tác dụng:Thanh khí nhiệt, tả vị hoả, sinh tân chỉ khát.


Lưu ý: Khi nhiệt tà xâm phạm vào khí phận, trong các bệnh ngoại cảm ôn nhiệt. Trên lâm sàng người bệnh sốt cao, khát nước, thích uống nưốc mát, mặt đỏ ra mồ hôi nhiều, sợ nóng. Mạch hồng đại hoặc hoạt sác và trong các trường hợp đau đầu, viêm quanh răng, chảy máu chân răng, chảy máu cam, nguyên nhân do vị hoả dẫn đến.


Phân tích bài thuốc: Trong bài này sử dụng tính vị tân - hàn của Thạch cao với liều cao để thanh đại nhiệt ở khí phận (Quân). Phôi hợp với tính vị khố hàn của Tri mẫu để tả hoả, sinh tân (thần). Cam thảo và Ngạnh mễ là 2 vị thuôc có tác dụng dưỡng vị, hoà trung, đóng vai trò hỗ trợ các vị thuốc trong bài thuốc (Tá, Sứ). Toàn thể bài thuốc mang tác dụng: Thanh lý nhiệt, sinh tân chỉ khát mà trừ phiền.


Những bài thuốc này, thường phân thành 2 loại thanh đinh và lương huyết. Nhưng trên thực tế lâm sàng, sự khác biệt này không lớn, vì vậy có thể kết hợp trên cơ sở thanh huyết nhiệt đã bao hàm ý nghĩa cả thanh đinh nhiệt.


Trong các bài thuốc này đa phần đã sử dụng các vị thuốc có tính vị cam - hàn (ngọt - lạnh) như Sinh địa., hay hàm - hàn (mặn - lạnh) như Huyền sâm, Tê giác... tạo thành. Tình trạng bệnh chứng khi nhiệt tà xâm phạm vào phần dinh, huyết... rất phức tạp.


Do vậy, ngoài những vị thuốc đóng vai trò chủ dược trong bài thuốc Đông y nêu trên... cần phải tuỳ tình trạng bệnh lý cụ thể trên lâm sàng mà phải phôi ngũ với các vị thuốc khác trong các nhóm thuôc: Thanh nhiệt tả hoả, thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt khai khiếu, thanh tâm hoá đàm, thanh nhiệt chỉ huyết ... để xây dựng bài thuốc điều trị cho thích hợp.

Xét tuyển trực tuyến