Hội chứng biếng ăn ở trẻ là do sự thèm muốn dùng thức ăn hoặc có thể là sợ tất cả những loại thức ăn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên ở trẻ nhỏ và do nhiều nguyên nhân gây ra.
Nội dung chính
Hội chứng biếng ăn là gì?
Biếng ăn là triệu chứng liên quan đến việc không thèm ăn ở trẻ nhỏ và có thể do nguyên nhân bệnh lý hoặc sinh lý. Hội chứng biếng ăn thường gặp nhiều nhất ở những trẻ từ 1 – 5 tuổi, trong đó 40% trẻ trong độ tuổi này có dấu hiệu biếng ăn trước 3 tuổi.
Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết hội chứng biếng ăn diễn ra cao nhất và kéo dài trầm trọng ở 3 giai đoạn:
• 4 – 6 tháng, khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
• 12 – 24 tháng, trẻ chuyển từ ăn loãng sang đặc.
• 24 – 26 tháng, trẻ chuyển từ đút ăn sang tự ăn bằng muỗng.
Nguyên nhân gây ra hội chứng biếng ăn
Nguyên nhân gây hội chứng biếng ăn có rất nhiều, ví dụ như bệnh lý, tâm lý, yếu tố bên ngoài tác động, cơ thể thiếu chất, món ăn không hợp khẩu vị,… Việc xác định được chính xác nguyên nhân là vô cùng quan trọng để đưa ra biện pháp cải thiện phù hợp, giúp trẻ phát triển về cả thể chất, tinh thần.
Hội chứng biếng ăn do bệnh lý: Khi bị bệnh, cơ thể của bé sẽ rất yếu, mệt mỏi, gây nên cảm giác chán ăn. Lúc này cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và cho bé uống bổ sung những vi chất bị thiếu hụt. Với những bé bị nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ho, viêm họng, sổ mũi, viêm phổi thì nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, sinh lý để có chế độ sinh hoạt phù hợp nhất.
Biếng ăn sinh lý: Theo điều dưỡng viên Cao đẳng Điều Dưỡng Sài Gòn có rất nhiều bé vẫn khỏe mạnh nhưng trong 1 – 2 tuần trở nên chán ăn, ăn ít đi. Đây có thể là hội chứng biếng ăn sinh lý, xảy ra theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Khoảng thời gian xảy ra tình trạng này thường trùng với những thời điểm bé biết lẫy, ngồi, đi đứng,…. Trẻ sẽ ăn ít trong một vài ngày hoặc vài tuần, sau đó sẽ bình thường trở lại.
Có nhiều trường hợp trẻ ăn ít trong vài tuần nhưng cha mẹ không chú ý và đưa ra biện pháp khắc phục, tạo ra thói quen lười ăn, khiến sức khỏe bé suy giảm.
Sai lầm khi khi thực hiện nấu nướng, chế biến các món ăn: Một lý do phổ biến gây hội chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ là thực đơn quá nhàm chán, ít thay đổi. Cha mẹ thường xuyên cho trẻ ăn món hầm, các loại rau củ trong nhiều ngày sẽ khiến trẻ thấy ngán, không hứng thú. Chỉ cho bé ăn nước rau, nước thịt cũng khiến trẻ thiếu xơ, dinh dưỡng. Ngoài ra, cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn, xay nhỏ thức ăn dù bé 2 – 3 tuổi cũng là nhiều sai lầm cha mẹ mắc phải. Việc pha sữa cùng nên được lưu ý, nếu pha quá đặc hoặc quá loãng sẽ gây khó uống, khiến trẻ khó tiêu.
Thức ăn không hợp khẩu vị: Trong các bữa ăn, cha mẹ cần đa dạng món ăn để biết được khẩu vị của trẻ, đồng thời đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, nếu không được ăn những món trẻ yêu thích bé cũng sinh ra cảm giác chán ăn, biếng ăn.
Chế độ dinh dưỡng mất cân đối: Việc cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa ăn, ăn quá nhiều bữa trong ngày sẽ dẫn đến tình trạng ức chế bài tiết men tiêu hóa, khiến trẻ sợ ăn hơn. Ngoài ra, nếu bị thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C,… vi chất khoáng như kẽm, sắt, đồng,… cũng làm trẻ ăn không ngon miệng. Khi hội chứng biếng ăn kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn vị giác, ảnh hưởng xấu đến tinh thần, khiến trẻ tự kỷ. Nghiêm trọng hơn, bé dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng và mắc các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy.
Hội chứng biếng ăn do rối loạn tiêu hóa: Hệ tiêu hóa ở trẻ còn non nớt khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ biếng ăn, ăn uống không ngon miệng. Khi bị bệnh về đường tiêu hóa, trẻ sẽ có cảm giác buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón. Những triệu chứng này khiến trẻ buồn nôn, kém ăn. Nguyên nhân chủ yếu là do đường ruột bị loạn khuẩn, rối loạn sự co bóp hoặc tiết dịch trong dạ dày và ruột. Các bé sẽ trở lại ăn uống bình thường sau một vài ngày khi tình trạng rối loạn tiêu hóa kết thúc.
Trẻ sợ ăn, bị ép ăn: Cảm giác sợ ăn, bị ép ăn khiến trẻ ngày càng lười ăn hơn, tạo tâm lý lo lắng, sợ hãi cho trẻ. Nếu bị ép ăn nhiều lần sẽ tạo thành thói quen nhìn thấy thức ăn là không muốn ăn, lâu dần thành hội chứng biếng ăn.
Hội chứng biếng ăn do tâm lý cha mẹ: Nhiều cha mẹ quan niệm rằng cứ ăn nhiều thì sẽ tốt cho sự phát triển của mẹ. Nên khi thấy con ăn ít hơn những bạn đồng trang lứa sẽ nghĩ rằng con biếng ăn, dù chiều cao và cân nặng của bé vẫn tăng đều. Đây là quan niệm sai lầm mà các bậc phụ huynh cần loại bỏ ngay. Khẩu phần ăn sẽ dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, hãy đảm bảo đủ số lượng và chất lượng cùng những dưỡng chất là bé có thể phát triển bình thường, khỏe mạnh.
Biếng ăn do dùng thuốc: Khi trẻ dùng kháng sinh kéo dài, uống vitamin A, D quá liều hoặc dùng sắt sẽ có thể bị biếng ăn. Một số loại kháng sinh cũng dễ gây ra những tác dụng phụ như: Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến trẻ chán ăn, biếng ăn,… Lưu ý, cha mẹ không nên cho trẻ dưới 2 tuổi dùng thuốc kích thích vì nó sẽ làm nặng tình trạng biếng ăn sau khi trẻ ngừng sử dụng.

Trẻ không tập trung ăn uống: Hiện nay, việc bé dùng đồ chơi để bé vừa ăn vừa chơi, hoặc vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại rất phổ biến. Việc này không những không giúp bé ăn nhiều hơn mà còn khiến bé không tập trung khi ăn, bữa ăn kéo dài thêm, thức ăn nguội lạnh khiến bé ngày càng chán ăn. Bé cũng sẽ mất đi vị giác và chỉ chăm chú vào những đồ chơi, những hình ảnh trong điện thoại, hình thành thói quen không tốt, khó sửa đổi.
Hội chứng biếng ăn bẩm sinh: Thống kê cho thấy, có đến 5% trẻ nhỏ bị biếng ăn bẩm sinh. Các bé từ khi sinh ra đã biếng ăn, chỉ thích ngủ hoặc chơi, không đòi bú và không đòi ăn. Với những bé này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám, chủ động cho bé ăn để tránh bé bị mệt mỏi, đói lả.
Nuông chiều bé từ sớm: Cho bé ăn những món con thích sẽ giúp con ăn nhiều hơn, nhưng nếu cứ nuông chiều chỉ cho bé ăn những món đó thì cơ thể sẽ không đủ chất dinh dưỡng. Theo thời gian, bé sẽ hình thành thói quen và rất khó để ăn những món mới. Mặt khác, việc ăn một món trong quá nhiều ngày sẽ khiến bé cảm thấy chán ăn.