Kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 có giảm môn thi

Nội dung chính

Thời điểm này học sinh và giáo viên đang tích cực trong việc ôn luyện cũng như hoàn thiện chương trình lớp 12 do ảnh hưởng của dịch bệnh. Nhiều em học sinh, giáo viên cũng đang mong ngóng những quyết định của Bộ trong việc giảm tải môn thi THPT quốc gia tới đây.



Học sinh xem phòng thi THPT quốc gia


Những ngày này, học sinh trên cả nước vẫn đều đặn thực hiện học trực tuyến tại nhà kết hợp với ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia như dự kiến tổ chức vào giữa tháng 08. Tuy nhiên trước những thông tin của Bộ nhiều em học sinh cũng băn khoăn không biết sẽ được giảm tải kiến thức và môn thi như thế nào. Bộ có giảm các môn thi không hay vẫn giữ nguyện 9 môn thi như mọi năm.


Một em học sinh năm nay lớp 12 tại Hà Nội chia sẻ. "Năm nay do ảnh hưởng của dịch bệnh, nên việc học của bọn em xáo trộn khá nhiều. Tâm lý cũng hơi hoang mang, đến giờ này vẫn chưa biết chính xác là thi quốc gia hay bỏ".


Cũng theo cô Nguyễn Thị Ngoan - Cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Dược cho biết, mấy ngày nay trên các phương tiện truyền thông đưa tin về việc bỏ kỳ thi THPT quốc gia cũng như nếu thi thì sẽ giảm số lượng môn thi cùng kiến thức...Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý của các em học sinh.


Theo cô Ngoan về đề xuất giảm các môn thi THPT quốc gia, Bộ có quy định giảm môn nào trong 9 môn thi cũng có sự thiếu công bằng, hoặc nên cho thí sinh tự chọn môn nào giảm để phù hợp với việc xét tuyển Đại học của thí sinh đó là phù hợp nhất. Còn trong trường hợp không thể theo cô Ngoan cứ giữ nguyên 9 môn thi để học sinh tránh bị xáo trộn cho kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển Đại học năm nay.


Cũng theo cô Văn Quỳnh Giao - Giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh - Hà Nội nêu ý kiến: Nếu được, Bộ GD&ĐT nên xem xét cho thí sinh thi 3 môn chính là Văn, Toán, Ngoại ngữ, bỏ bài thi tổ hợp nhưng lựa chọn môn thi thứ 4 trong 6 môn tổ hợp. Còn tuyển sinh Đại học Cao đẳng thì các trường tự lo vì hiện nay các trường đã được giao tự chủ.


Như vậy, theo cô Quỳnh Giao vừa đảm bảo thí sinh không quá áp lực khi chưa thể quay lại trường học, các trường tổ chức tuyển sinh riêng có thể lựa chọn được những thí sinh có năng lực thực sự phù hợp với ngành nghề đào tạo”.



Ảnh minh họa: Học sinh làm bài thi THPT quốc gia 2019


Cô Giao phân tích, hiện nay học sinh vẫn học trực tuyến vì dịch bệnh chưa thể đến trường. Dù rất cố gắng và nỗ lực nhưng chúng ta phải thừa nhận thực tế là học trực tuyến là giải pháp tình thế không thể hiệu quả như học trên lớp được. Thí sinh phải ôn 9 môn thi quốc gia thì khá vất vả.


Cô giao cũng chia sẻ, đó là chưa kể nếu thí sinh chọn xét tuyển Đại học vào khối ngành Kỹ thuật, thì ôn thi chuyên sâu khối tự nhiên còn khối xã hội chỉ cần nắm kiến thức cơ bản là được.


“Tất nhiên, nếu xét tuyển Đại học, Cao đẳng trả về cho các trường thì các trường phải xét tuyển làm sao có nhiều thí sinh thực sự “chất” vì đào tạo còn gắn với thương hiệu của nhà trường. Bộ GD&ĐT sẽ đứng ở vai trò quản lý nhà nước, đảm bảo các trường không tuyển sinh quá chỉ tiêu, tuyển sinh ồ ạt”, cô Giao cho hay.


Trước đó thì đại diện Bộ GD&ĐT, ông Mai Văn Trinh cho biết: "trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, một số chuyên gia giáo dục có đề xuất cắt/giảm số môn thi trong Kỳ thi THPT quốc gia 2020." Trong điều kiện này Bộ GD&ĐT có ý kiến như sau : " Kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ được tổ chức với phương thức ổn định như năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh của dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới”.


Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu giảm tải chương trình để vừa bảo đảm mục tiêu giáo dục vừa phù hợp với điều kiện dạy học của các nhà trường trong điều kiện ảnh hưởng của dịch Covid-19.


Trường Cao đẳng Dược Sài gòn tổng hợp.

Xét tuyển trực tuyến