Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh tiểu đường?

Đái tháo đường hay tiểu đường là một tình trạng sức khỏe mạn tính khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh tiểu đường, mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Người mắc tiểu đường thường xuyên thấy mệt mỏi

Người mắc tiểu đường thường xuyên thấy mệt mỏi

Bệnh tiểu đường là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, tiểu đường (đái tháo đường) là thuật ngữ dùng để đề cập đến một nhóm bệnh ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường trong máu (glucose).

Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết cho các tế bào cấu tạo nên cơ và mô, đồng thời đóng vai trò chính trong những hoạt động của não.

Nguyên nhân cơ bản gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc là loại đái tháo đường mắc phải. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Triệu chứng bệnh tiểu đường là gì?

Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở mỗi người có thể khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh đều có một số biểu hiện chung như:

+ Thường xuyên cảm thấy đói và khát

+ Sụt cân

+ Đi tiểu thường xuyên

+ Nhìn mờ

+ Cực kỳ mệt mỏi

+ Các vết loét không lành

Ở nam giới, triệu chứng bệnh tiểu đường còn có thể bao gồm giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (ED) và yếu cơ. Trong khi đó, dấu hiệu bệnh tiểu đường ở nữ giới sẽ có thêm nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng nấm men và da khô, ngứa.

Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-44

Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh tiểu đường?

Theo các Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học cho biết, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh tiểu đường. Do đó, phát hiện sớm sẽ giúp ngăn chặn bệnh tiến triển, đồng thời giảm thiểu tối đa những gánh nặng cho bệnh nhân. Theo các chuyên gia y tế thì chỉ có xét nghiệm mới chẩn đoán được chính xác lượng đường trong máu. Sau đây là những xét nghiệm phổ biến đang được sử dụng:

Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống

Là phương pháp xét nghiệm máu, thực hiện sau 2 tiếng kể từ khi bệnh nhân uống nước đường (dạng glucose)

Xét nghiệm đường niệu (glucose nước tiểu)

Xét nghiệm nước tiểu cũng có thể phát hiện bệnh tiểu đường. Tuy nhiên phương pháp này không thể hiện được chính xác nồng độ đường trong máu.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Là phương pháp xét nghiệm không cần bệnh nhân phải nhịn ăn. Nếu chỉ số lượng đường huyết trên 200 mg/dL (≥11 mmol/L), bạn sẽ được kết luận là mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Lưu ý là trước khi làm xét nghiệm, bạn cần nhịn đói ít nhất 8 tiếng và không quá 14 tiếng.

Xét nghiệm HbA1cHbA1c là loại xét nghiệm máu không cần nhịn ăn nhưng vẫn cho thấy kết quả chuẩn đoán chính xác. 

Người xét nghiệm cần đặc biệt lưu ý:

Đối với phương pháp chỉ định nhịn đói nên xét nghiệm vào buổi sáng là tốt nhất.Tạm ngưng sử dụng thuốc làm tăng đường máu như corticoid, thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc,...Trao đổi với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe trước khi làm xét nghiệm.Không sử dụng thuốc hạ đường huyết gần thời điểm xét nghiệm.

Bệnh tiểu đường gây tử vong cao nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát khi được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, hãy chủ động tới cơ sở y tế uy tín để được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn kịp thời.

Xét tuyển trực tuyến