Một số cách chữa rối loạn tiền đình bằng Y học cổ truyền không dùng thuốc

Việc điều trị rối loạn tiền đình là cần thiết để cải thiện rối loạn tiền đình. Sau khi vượt qua đợt tái phát, nên chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc để rèn luyện sức mạnh tiền đình, giảm số lần xảy ra đợt chóng mặt.

Điều trị phục hồi chức năng tiền đình

Điều trị phục hồi chức năng tiền đình

Điều trị phục hồi chức năng tiền đình (Vật lý trị liệu)

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, đây là một trong những phương pháp chữa rối loạn tiền đình không dùng thuốc phổ biến và hiệu quả nhất. Phương pháp vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình, gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi lại, lắc lư hay xoay chuyển.

Tùy thuộc vào các vấn đề liên quan đến tiền đình, có 3 phương pháp vật lý trị liệu chủ yếu:

+ Bài tập thể dục dựa vào thói quen: Mục tiêu của bài tập là giảm chứng rối loạn tiền đình thông qua việc tiếp xúc nhiều lần với các cử động cụ thể gây kích thích. Bài tập được thiết kế ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, gây ra triệu chứng chóng mặt. Theo thời gian và nhờ sự kiên trì của bệnh nhân, chứng rối loạn tiền đình sẽ giảm dần khi bộ não của chúng ta quan dần với sự kích thích.

+ Bài tập ổn định với mắt: Bài tập giúp cải thiện khả năng kiểm soát chuyển động của mắt để bệnh nhân có thể nhìn rõ trong quá trình chuyển động. Vi dụ về một bài tập ổn định với mắt: Bệnh nhân di chuyển đầu liên tục qua lại hai bên hoặc lên xuống trong vài phút.

+ Tập luyện giữ thăng bằng: Các bài tập này được sử dụng để cải thiện sự cân bằng. Các bài tập cần phải có độ khó vừa đủ nhưng cũng đảm bảo độ an toàn để bệnh nhân không bị ngã khi thực hiện.

Tập thể dục tại nhà

Triệu chứng của rối loạn tiền đình là chóng mặt kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi, hạ huyết áp. Các triệu chứng này làm giảm chất lượng cuộc sống và làm cho người bệnh có lối sống ít vận động để tránh gặp chóng mặt. Kết quả làm giảm sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp, gây cứng khớp và giảm sức chịu đựng của cơ thể. Vì vậy, tập các bài tập thể dục tại nhà cũng là cách điều trị rối loạn tiền đình không dùng thuốc hiệu quả và an toàn.

Tập thể dục là một phần quan trọng trong quá trình điều trị rối loạn tiền đình nói riêng và các bệnh khác. Tập thể dục giúp bệnh nhân có thể lực tốt, giảm căng thẳng và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình.

IMG_6139

Tập yoga chữa rối loạn tiền đình

Theo Bác sĩ - Giảng viên Y học cổ truyền chia sẻ: Yoga là môn thể dục rèn luyện sự dẻo dai, điều hòa phần tĩnh của cơ thể, nhiều người đã theo đuổi Yoga trị rối loạn tiền đình thành công. Yoga có những tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:

+ Điều chỉnh nhịp tim và huyết áp, tăng cường lưu lượng tuần hoàn. Điều hòa hệ thống tuần hoàn mạch máu, giảm các chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn vận mạch.

+ Nâng cao khả năng hoạt động của bộ não, tăng cường lưu lượng tuần hoàn não, cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng.

+ Tăng thông khí phổi, giảm lượng khí cặn, cải thiện tuần hoàn phổi.

+ Giúp xoa bóp các nội tạng, cải thiện chức năng tiêu hóa.

+ Góp phần làm các khớp hoạt động dẻo dai.

Bấm huyệt, xoa bóp chữa rối loạn tiền đình

Xoa bóp, bấm huyệt là một phương pháp chữa rối loạn tiền đình không phải dùng thuốc đơn giản mà ai ai cũng có thể tự học để giúp người thân của mình được thư giãn. Xoa bóp, bấm huyệt vùng đầu có tác dụng làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình rất hiệu quả. Thực hiện các động tác như chải đầu, vỗ đầu, gõ đầu, ấn day chân tóc, bóp đầu,… ấn day cho thích hợp.

Châm cứu chữa rối loạn tiền đình

Có nhiều người vẫn còn băn khoăn rằng rối loạn tiền đình có châm cứu được không. Câu trả lời là có.  Trong Đông y gọi chứng rối loạn tiền đình là Huyễn vựng hay Huyễn vậng. Theo sách “Chữa bệnh rối loạn tiền đình bằng phương pháp Đông y – Châm cứu” của Lương y Hy Lãn Hoàng Văn Vinh, châm cứu chữa rối loạn tiền đình như sau:

Huyễn vậng do đờm hỏa

Châm huyệt vị: phong trì, thái dương (xuất huyết), hợp cốc, phong long, thượng tinh. Huyệt dự trữ: Trung quản, túc tam lý.

- Huyễn vậng do can phong hỏa động

Châm tả vào huyệt vị: Can du – đởm du – hành gian – hiệp khê – thái dương (Trích máu) Phong trì – ấn đường. Dữ trữ: Hợp cốc – phong môn – thái xung.

- Huyễn vậng do khí huyết hư

Châm bổ hoặc cứu bổ vào huyệt vị: Quan nguyên, khí hải, huyết hải, can du, bách hội, túc tam lý, trung oản, tỳ du, thiên trụ. Huyệt dự trữ: Ấn đường, hành gian, thái khê.

- Huyễn vậng do can thận thiếu thốn

+ Huyệt vị:

+ Tư bổ can thận cho nhệ đầu sáng mắt.

+ Cửu bách hội – thần định – thận du – can du – thái dương – ấn đường, túc tam lý.

+ Huyệt dữ trữ: Cứu bổ, quan nguyên, khí hải, huyết hải, tam âm giao – dũng quyền.

Tuyển sinh lớp Y sĩ Y học Cổ truyền Sài Gòn

Nếu bạn có nhu cầu học Y sĩ Y học cổ truyền. Hãy liên hệ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn địa chỉ số 215 D+E Nơ Trang Long – Quận Bình Thạnh - Thành Phố Hồ Chí Minh.

☎ Hotline: 07.6981.6981 - 09.6881.6981.   Zalo tư vấn: 09.6881.6981

Xét tuyển trực tuyến