Muôn vàn kiểu sinh viên chắc chắn thất nghiệp sau khi ra trường

Tại sao sau khi bạn tốt nghiệp loại khá giỏi, được huấn luyện nhiều kỹ năng, kiến thức nhưng sau khi ra trường vẫn thất nghiệp? Vậy những dấu hiệu báo trước tương lai bạn sẽ thất nghiệp là gì?



Điểm danh các kiểu sinh viên mới ra trường là Thất Nghiệp

Chắc chắn thất nghiệp sau khi ra trường nếu bạn vẫn giữ vững những quan điểm cứng nhắc

Có những kiểu sinh viên được dự đoán một khi tốt nghiệp chắc chắn sẽ thất nghiệp. Bởi sau khi tốt nghiệp tuổi nghề của bạn còn non nớt nhưng luôn muốn tìm một công việc nhẹ nhàng, ổn định.


Dưới đây là một trong những kiểu người được cho là sẽ thất nghiệp sau khi ra trường như sau:

Kiểu sinh viên ảo tưởng với tấm bằng sau khi tốt nghiệp

Sinh viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn mới ra trường kinh nghiệm thì chưa có, quan hệ thì càng không nhưng lúc nào cũng ảo tưởng tấm bằng của mình là nhất Tp. Hồ Chí Minh và luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng lương dưới 10 triệu đồng thì sẽ không làm thuê cho các nhà thuốc.

Kiểu ảo tưởng sức mạnh

Chẳng có mấy kinh nghiệm, chẳng biết làm việc gì; nhưng luôn có một niềm tin mãnh liệt rằng “lương dưới 10tr em không làm”.
Dù có thủ khoa Ngoại Thương hay từ Anh, Mỹ trở về thì kiểu này cũng chẳng bao giờ qua được vòng phỏng vấn. Doanh nghiệp không trả tiền cho bằng cấp hay kiến thức của bạn; mà trả tiền cho những gì bạn có thể đóng góp được.

Kiểu ra trương là phải ổn định ngay

Lúc nào cũng muốn tìm một công việc, nhưng thời buổi hiện này để tìm một công việc ổn định hầu như là không có. Ngay cả các cơ quan Nhà nước cũng thường xuyên cắt giảm biên chế. Vì vậy, nhiều bạn đã tốt nghiệp 3 – 4 năm rồi mà vẫn ăn bám bố mẹ để ngày ngày đi tìm kiếm những công việc ổn định.

Kiểu người thích sự bao biện

Doanh nghiệp không tuyển bạn để nghe giải thích những lần bạn mắc lỗi sai đại loại như “Em không làm được cái này là vì”, “Em không làm được cái kia là do”, “Em cũng đã cố gắng hết sức làm nhưng mà” và luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh thì bạn sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được.


Chẳng mấy chốc công ty cũng sẽ cho bạn ra khỏi công ty. Công ty họ chỉ cần một người biết làm và biết chịu trách nhiệm chứ không phải một người thích đổ lỗi và bao biện cái sai của mình.

Kiểu bóng dáng của những kẻ lười biếng

Tuổi đời thì trẻ, kinh nghiệm thì không có, nhưng luôn muốn tìm những công việc nhẹ nhàng nhàn hạ. Phải ở lại làm thêm hoặc cuối tuần phải đi làm là tỏ ra khó chịu và cho rằng “bị bóc lột”.


Thông minh tài năng mà lười thì đã đành; gần đây rất nhiều các ứng viên vừa không có gì xuất sắc vừa chẳng chăm chỉ. Làm việc được 1-2 hôm đã kêu và sau đó các bạn được cho nghỉ luôn.

Kiểu người chém gió thành bão

Nói rất nhiều, nói rất hay, phân tích lập luận đều vào hàng siêu đẳng; kinh tế vĩ mô hay vi mô, Việt Nam hay Thế giới đều có đàm luận ở mức cao thâm; nhưng đến khi bắt tay vào làm thì chẳng được việc gì. Thời gian chỉ ra rằng trời chỉ cho mỗi người 1 sở trường; thằng giỏi ba hoa thường không còn sở trường nào khác.

Kiểu người luôn luôn bảo thủ

Làm việc với một người bảo thủ là nỗi khiếp sợ của tất cả mọi người, họ luôn có 1.001 kiểu lập luận dù họ có sai đến thế nào đi chăng nữa, đôi khi còn tự hào rằng “ai mà nói lại mình”. Đây là kiểu người bị ghét nhất nơi công sở. Nên nhớ người ta có thể nhắc nhở bạn đến lần thứ 3, nhưng nếu cứ cố “bật lại”, thì bạn biết cái miệng của bạn sẽ như thế nào rồi đấy.



Cử nhân thất nghiệp và sự lãng phí tiền bạc, tuổi trẻ

Kiểu người "Đứng núi này trông núi nọ"

Làm cho công ty này nhưng tâm hồn lại ở các công ty khác. Chưa đóng góp được gì cho công ty mà chỉ luôn bận tâm tìm xem công việc nào trả lương cao hơn; có cơ hội thăng tiến tốt hơn và nhanh chóng chuyển việc.


Các bạn chẳng bao giờ học; và làm được điều gì đến nơi đến chốn vì chưa bao giờ dành đủ tâm huyết cho công việc. Và chẳng có mấy doanh nghiệp muốn nhận những người mau mau chóng chóng học hết mọi thứ rồi ra.

Kiểu thụ động

Những người này ở trên công ty thường online Facebook nhiều hơn bất cứ ai. Những kiểu người này cứ phải đợi cầm tay chỉ việc thì mới chịu làm, còn không thì chẳng chịu làm gì cả. Dù công ty có khích lệ, động viên, hay là phạt đi chăng nữa thì kiểu người này đâu lại vào đấy.

Kiểu mong manh, dễ vỡ

Những người thuộc kiểu người này thường có tâm hồn vô cùng nhạy cảm, rất dễ xúc động, dễ nổi giận và cảm tính trong giao tiếp. Đã đi làm thì ai cũng phải xác định có thể bị sếp la mắng, gia đình ai cũng có thể gặp chuyện buồn bực, nhưng người thành công sẽ là người giỏi chế ngự cảm xúc vào trong chí ít là cho đến hết giờ làm việc.

Kiểu “khôn lỏi”

Luôn luôn tìm cách lợi mình hại công ty và thiệt cho bạn bè đồng nghiệp, nhân viên dạng này thường tốt trong ngắn hạn nhưng cực kỳ nguy hiểm trong tương lai dài. Nếu thuộc tuýp này, một là bạn phải che giấu tính cách thật khéo, hai là bạn phải thay đổi.

Kiểu không có chí tiến thủ

Không ham học hỏi, ngại tiếp xúc với cái mới, luôn sợ bị người khác chê cười; lòng tự trọng to như con voi mà tinh thần cố gắng to như con kiến. Dễ chấp nhận, nhanh thoả mãn. Không thích bị người khác nhắc nhở nhưng lại chẳng chịu học hỏi vươn lên.
Bạn bè đồng nghiệp đã vào công ty sau một thời gian đã lên sếp hết, còn mỗi mình lẹt đẹt với sự uất hận vì bị “đánh giá không công bằng”, “cống hiến không được ghi nhận…”, trước sau gì không bị sa thải cũng tự xin nghỉ vì thấy mắc cỡ.


Khi tuổi đời còn trẻ thì kiến thức là thứ có thể học được; kỹ năng là thứ có thể luyện tập được. Nhưng tính cách và tinh thần là cái cần rất nhiều thời gian để vun đắp; nếu bạn thấy hình ảnh của mình ở đâu đó trên kia, hãy lên kế hoạch rèn luyện bản ngay hôm nay.

Xét tuyển trực tuyến