Người bị Axit Uric cao nên ăn gì và kiếng ăn gì?

Nguyên nhân trực tiếp gây ra được biết đến là do Axit Uric tăng cao. Để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra, việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý là cực kỳ quân trọng


Thực phẩm nên dùng đối với bệnh nhân Axit Uric cao

Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết người có hàm lượng Axit Uric máu cao nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purin thấp hoặc những thức ăn có khả năng đào thải Axit Uric. Chúng bao gồm: ca cao, sô cô la đen, táo, đậu xanh, trà xanh, cà rốt, củ cải đường, dầu ô liu, các loại quả mọng, sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo, thực phẩm giàu vitamin c, thực phẩm giàu chất xơ,...


Ca cao, sô cô la đen: Nghiên cứu cho thấy thành phần Theobromine alkaloid có thể giúp giảm nồng độ Axit Uric trong máu. Chất này được tìm thấy nhiều trong ca cao và socola đen. Bạn có thể dùng ca cao dưới dạng bột để pha chế thức uống hoặc làm bánh. Một số người có sở thích ăn kẹo socola đen nhưng người bị tiểu đường, béo phì không nên ăn quá nhiều vì nó có hàm lượng chất béo và đường cao.


Trái táo: Hãy thêm 1 – 2 quả táo vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn nên xét nghiệm máu cho thấy chỉ số Axit Uric vượt quá ngưỡng cho phép. Táo rất giàu chất xơ, vitamin và đặc biệt là axit malic. Loại axit này có khả năng trung hòa Axit Uric nên sẽ rất hữu ích cho người bệnh.


Cà rốt, củ cải đường: Mỗi tuần ăn 2 – 3 bữa cà rốt, của cải đường hoặc uống nước ép từ các thực phẩm này chính là phương thuốc tự nhiên, an toàn giúp hỗ trợ điều trị chứng tăng Axit Uric máu.


Các loại quả mọng: Chẳng hạn như dâu tây, việt quất. Chúng có hàm lượng purin thấp và giàu chất chống viêm giúp ngăn ngừa các đợt tấn công của bệnh gút cấp tính do sự gia tăng quá mức của Axit Uric.


Đậu xanh: Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Thường xuyên sử dụng thực phẩm này sẽ giúp tăng cương chức năng đào thải Axit Uric của thận, kịch thích bài tiết chất này qua đường tiểu.


Trà xanh: Trà xanh sở hữu hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú. Nó giúp bảo vệ xương khớp trước tác hại của lượng Axit Uric dư thừa trong máu, đồng thời làm chậm lại quá trình sản xuất các enzym có liên quan đến sự hình thành của Axit Uric.


Dầu ô liu: Nấu hoặc chiên xào thức ăn của bạn với dầu ô liu thay vì dùng mỡ động vật hay các loại dầu ăn thông thường khác. Các hoạt chất chống oxy hóa và kháng viêm tự nhiên trong dầu ô liu có thể hữu ích cho tình trạng dư thừa Axit Uric của bạn.


Sữa và các sản phẩm từ sữa ít béo: Nếu bạn đang thắc mắc tăng Axit Uric máu nên ăn gì thì không nên bỏ qua các sản phẩm từ sữa, chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua, phomai… Một số báo cáo cho thấy uống một ly sữa mỗi ngày có thể giúp giảm 43% nguy cơ mắc bệnh gout – hậu quả của việc tăng Axit Uric kéo dài. Bên cạnh đó đây cũng là nhóm thực phẩm có rất ít purin nhưng lại chứa một số protein có khả năng kháng viêm, đẩy nhanh quá trình đào thải Axit Uric qua thận.


Thực phẩm giàu vitamin C: Thêm các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn cũng là một cách giảm Axit Uric đơn giản. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh vitamin C có khả năng hòa tan Axit Uric và đào thải nó ra khỏi cơ thể.


Thực phẩm giàu chất xơ: Bao gồm một số loại trái cây và rau củ như dưa leo, cần tây, cà rốt, bột yến mạch… Chất xơ có trong các thực phẩm này sẽ giúp hấp thụ và đào thải bớt một phần Axit Uric trong máu.


Thực phẩm không nên dùng đối với bệnh nhân Axit Uric cao

Cũng theo Bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, những thực phẩm dưới đây nếu ăn thường xuyên sẽ làm hàm lượng axit puric tăng cao hơn. Bạn không nên dùng chúng trong bữa ăn:


Thịt vịt: Cứ trong 100g thịt vịt lại có đến 138mg purin. Đây là một con số khá cao nên dù có hấp dẫn và chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhưng thịt vịt nên hạn chế có mặt trong thực đơn nếu như bạn xét nghiệm thấy hàm lượng Axit Uric vượt ngưỡng an toàn.


Thịt bò: Thịt bò chứa nhiều protein, sắt, kẽm cùng nhiều vi chất quan trọng giúp tái tạo tế bào hồng cầu, tăng khối lượng cơ bắp và cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cơ thể. Chính vì vậy, một số người ăn thịt bò hàng ngày vì nghĩ rằng ăn càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, do có lượng purin tương đối cao, thực phẩm này có thể khiến bạn có nguy cơ phải đối mặt với bệnh gút nếu quá lạm dụng.


Nội tạng động vật: Các bộ phận nội tạng của động vật như tim, gan, ruột non, phổi, lưỡi… thậm chí còn chứa nhiều purin hơn cả thịt. Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất béo và một số chất độc hại không tốt cho sức khỏe.


Tôm: Thực phẩm này thậm chí còn chứa nhiều purin hơn cả thịt bò. Nếu như trong 100g thịt bò chỉ có 110 mg purin thì 100g tôm lại có đến 147 mg purin.


Cá mòi: Tiếp theo trong danh sách những câu trả lời cho thắc mắc tăng Axit Uric không nên ăn gì đó chính là cá mòi. Đây cũng là loại cá có hàm lượng purin khá cao. Mỗi lần ăn 100g cá mòi là bạn đã dung nạp vào cơ thể từ 110 – 345mg purin.


Nho khô: Khi được sấy khô, nho có hàm lượng purin khá cao ( khoảng 107mg purin/100g nho khô). Bạn có thể gặp rắc rối với bệnh gout nếu đang bị tăng Axit Uric mà vẫn tiếp tục duy trì sở thích ăn nho khô.


Một số loại rau mầm: Bao gồm giá đỗ, măng, dọc mùng hay các loại nấm. Chúng được xem là kẻ thù của những người bị Axit Uric cao và cả bệnh nhân bị gout. Bạn nên tránh xa nếu muốn nhanh chóng đưa chỉ số Axit Uric trở về ngưỡng bình thường.


Bia, rượu: Lạm dụng bia rượu là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng Axit Uric trong máu tăng cao. Đặc biệt nếu như bạn đã mắc bệnh gout mà vẫn tiếp tục sử dụng các thức uống có cồn thì bệnh sẽ khó kiểm soát và gây ra những cơn đau nhức khớp dữ dội.


Bài viết trên đây được các Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc về chế độ ăn uống dành cho người bệnh Axit Uric cao.

Xét tuyển trực tuyến