Người bị trật khớp vai thường có những dấu hiệu nào để nhận biết?

Khớp vai là khớp có khả năng di động nhất và thường xuyên phải di chuyển theo nhiều hướng khác nhau nhất trong cơ thể. Vậy khi bị trật khớp vai dấu hiệu nào để nhận biết tình trạng này?

Trật khớp vai hay sai khớp vai là tình trạng chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai

Trật khớp vai là tình trạng chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai

Trật khớp vai là gì?

Khớp vai là bộ phận có tác dụng giúp cơ thể vận động linh hoạt, khéo léo. Bình thường, khớp vai sẽ được dây chằng cố định và bao bọc. Khi bị tác động nào đó, dây chằng bị giãn hoặc rách, không thể thực hiện chức năng cố định.

Trật khớp vai hay sai khớp vai (tên tiếng Anh là Dislocated Shoulder) là tình trạng chỏm xương cánh tay bị trật khỏi ổ chảo xương bả vai, gây biến dạng khớp. Chệch khớp bả vai khiến người bệnh cảm thấy đau đớn và mất vận động bình thường của khớp tạm thời.

Nếu dựa theo vị trí chỏm xương cánh tay, trật khớp vai được chia thành 3 loại:

  • Trật vai ra trước: Đây là tình trạng chiếm đến 95% các trường hợp trật khớp vùng vai. Lúc này, chỏm xương lật ra phía trước so với ổ chảo xương vai. Tình trạng này gồm các dạng đó là chỏm ngoài, chỏm trong, chỏm dưới mỏm quạ và chỏm dưới xương đòn.
  • Trật khớp vai ra sau: Xương bả vai án ngữ, tình trạng này chỉ chiếm khoảng 4% trường hợp.
  • Trật vai xuống dưới: Cánh tay quật ngược lên trên, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Có một cách phân loại trật khớp vai nữa đó là dựa vào thời gian. Cụ thể là:

  • Trật khớp vai mới: Trật khớp ngay khi dây chằng bị tác động.
  • Trật khớp vai cũ: Tình trạng trật khớp đến muộn sau 3 tuần.
  • Trật khớp vai tái diễn: Trường hợp tần suất trật khớp tái đi tái lại trên 10 lần. Nếu dây chằng bị giãn, đứt gây ra tình trạng này thì gọi là trật khớp vai tái hồi.

Những dấu hiệu và nguyên nhân gây nên tình trạng trật khớp vai là gì?

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết tình trạng sai khớp vai qua những dấu hiệu sau:

  • Không thể cử động được vai và cánh tay, cảm thấy đau dữ dội kèm theo tê bì. Đặc biệt đau hơn nếu người bệnh vẫn cố gắng hoạt động.
  • Vùng vai, cánh tay bị biến dạng, có dấu hiệu sưng và bầm tím.

Chấn thương trật khớp xảy ra khi vai bị tác động trực tiếp một lực rất mạnh. Cụ thể, tình trạng này xảy ra trong các trường hợp sau:

  • Mang vác vật nặng: Khi mang vác vật nặng đè lên vay hoặc người bệnh gánh đồ nặng rất dễ bị trật khớp.
  • Chấn thương trong khi chơi thể thao: Những môn thể thao mang tính chất đối kháng, dùng tay và vai nhiều, dễ té ngã. Điển hình như bóng chuyền, cầu lông, trượt tuyết thường rất hay xảy ra chấn thương vùng vai và tay.
  • Va chạm đột ngột: Vai người bệnh bị va đập mạnh khi bị tai nạn giao thông hoặc bị tác động mạnh bởi 1 vật thể nặng.
  • Té ngã: Khi di chuyển ở cầu thang, địa hình trơn trượt hoặc gồ ghề, người bệnh không may bị ngã chống tay và va đập vai. Đặc biệt, người cao tuổi nên chú ý vấn đề này.
Truong-cao-dang-duoc-sai-gon-51

Những biến chứng có thể gặp khi bị trật khớp vai

Trật khớp bả vai khiến người bệnh vô cùng đau đớn và có cảm giác tê bì vùng vai, tay. Điều này khiến vai và tay không thể cử động được, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt cũng như công việc. Bị trật khớp vai khi ngủ cũng khiến người bệnh mất giấc, khó ngủ.

Bên cạnh đó, sai khớp vai nặng còn có thể gây ra một số biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể như:

  • Tổn thương dây thần kinh: Có đến 15% người bệnh gặp phải tình trạng này. Phổ biến nhất là trường hợp liệt dây thần kinh mũ và dây thần kinh cánh tay.
  • Tổn thương mạch máu: Khoảng 1% người bệnh bị tắc động mạch nách khi trật khớp.
  • Gãy xương kèm theo: Trường hợp gãy rời mấu động to rất phổ biến, chiếm đến 30% số trường hợp bị trật khớp.
  • Vỡ bờ ổ chảo: Tình trạng biến dạng chỏm xương cánh tay rất nguy hiểm.
  • Gãy cổ xương cánh tay: Thương tổn đai xoay vai.

Trật khớp vai bao lâu thì khỏi tùy thuộc vào các yếu tố gồm: Mức độ nặng nhẹ trật khớp, cách sơ cứu và điều trị, cơ địa, ý thức của người bệnh mà mỗi trường hợp sẽ có thời gian phục hồi khác nhau.

Thông thường, quá trình phục hồi sau khi điều trị diễn ra từ 12 – 16 tuần. Cụ thể, sau 12 tuần, người bệnh đã có thể cử động nhẹ. Và sau 16 tuần đã có thể vận động khớp vai gần như cũ.

Tuy nhiên, một số trường hợp bị gãy xương thì người bệnh cần đeo đai và thực hiện trị liệu sau khi nắn chỉnh. Lúc này, người bệnh mất đến trên 3 tháng, khớp vai mới có thể hồi phục.

Phòng tránh tình trạng trật khớp vai

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, khớp vai là khớp hoạt động rộng rãi nhất cơ thể, cấu tạo giải phẫu có một số điểm yếu nên dễ bị trật khớp. Người đã bị trật khớp vai rất dễ bị lại lần thứ hai, thứ ba... với lực chấn thương ngày một nhẹ hơn lúc ban đầu. Cách dự phòng tốt nhất là rèn luyện thân thể thường xuyên để hệ cơ bắp luôn săn chắc, các khớp hoạt động linh hoạt. Cần tránh những động tác vận động chi thể ở tư thế không thuận lợi vì ở những tư thế đó, chỉ một lực chấn thương nhỏ cũng đủ gây nên hậu quả nặng nề.

Xét tuyển trực tuyến