Người mắc bệnh thủy đậu có được ra ngoài hay không?

Bệnh thủy đậu hay còn được gọi là bệnh trái rạ, do virus Varicella Zoster gây nên. Hiện nay có nhiều người vẫn thắc mắc là khi bị mắc bệnh thủy đậu thì có được phép ra ngoài không?

Trẻ mắc bệnh thủy đậu

Trẻ mắc bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một căn bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Khi virus xâm nhập vào cơ thể, bệnh sẽ chưa bộc phát ra ngay mà có khoảng từ 10 – 13 ngày thời gian ủ bệnh.


Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết một số triệu chứng thường gặp khi bị mắc bệnh thủy đậu đó là:


  • Sốt

  • Sổ mũi;

  • Ho nhiều;

  • Cơ thể xuất hiện những vết mụn nước như hạt đậu;

  • Mụn nước chuyển màu từ trong sang vàng đục;

  • Cảm giác mệt mỏi, chán ăn.


Sở dị người ta gọi căn bệnh này là thủy đậu vì biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đó là các nốt mụn chứa nước có kích thước cở như hạt đậu. Các nốt mụn nước gây cảm giác ngứa ngáy và đau nhức. Chúng có thể vỡ ra, gây viêm loét, nhiễm trùng.


Hiện nay, bệnh thủy đậu đã có thuốc điều trị đặc hiệu. Khi nghi ngờ mình mắc chứng thủy đậu, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám, theo dõi và kê đơn thuốc điều trị.


Nếu người bệnh chủ quan, không chăm sóc đúng cách thì bệnh thủy đậu có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nghiêm trọng như: nhiễm trùng tại chỗ, nhiễm trùng máu, viêm não,…

Người bị thủy đậu có được ra ngoài không?

Nhiều người vẫn thắc mắc là khi bị mắc bệnh thủy đậu thì có được phép ra ngoài không? Các chuyên gia y tế khuyên rằng, bệnh nhân hoàn toàn có thể ra ngoài bình thường khi bệnh đã có dấu hiệu thuyên giảm và các vết mụn nước đã kéo vảy.


Trong thời gian mắc bệnh, sức khỏe bệnh nhân khá yếu do sốt cao, ho nhiều, mệt mỏi,… Do đó, bệnh nhân không có khả năng để ra ngoài. Nắng, gió và bụi bẩn có thể sẽ làm bệnh ngày càng trở nên nặng hơn. Chính vì vậy, trong giai đoạn này, người bệnh cần ở nhà nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể đúng cách theo hướng dẫn của Bác sĩ.


Mặt khác, trong giai đoạn bệnh đang trở nặng, những vết mụn mủ của người bệnh có thể bị vỡ ra và lan truyền virus lây bệnh cho người khác. Chính vì vậy mà bệnh nhân nên tránh đến chỗ đông người, để bảo vệ sức khỏe của chính mình và cho mọi người xung quanh.


Theo các BÁc sĩ chuyên khoa, thật ra bệnh nhân thủy đậu không cần kiêng kỵ gió và nước, nghĩa là bệnh nhân hoàn toàn có thể tắm gội hàng ngày và sử dụng quạt máy, máy điều hòa với nhiệt độ phù hợp theo hướng dẫn của Bác sĩ.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo nhân lực ngành Y Dược chuyên nghiệp

Bệnh nhân mắc thủy đậu cần làm gì?

Điều trị bệnh

Bệnh nhân cần đến bệnh viện uy tín để được các bác sĩ thăm khám và kê toa thuốc điều trị thích hợp.


Bệnh nhân sẽ được Bác sĩ chỉ định uống một số loại thuốc giảm đau và kháng viêm, giúp cải thiện các cơn đau ngứa khó chịu do mụn nước gây ra. Bác sĩ có thể sẽ cho bệnh nhân bôi một số loại thuốc ở dạng kem, dung dịch giúp giảm đau, tránh tình trạng viêm nhiễm tại chỗ trên da.


Bệnh nhân việc uống thuốc đúng liều, uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh nhân không nên bỏ quên liều hoặc dùng thuốc quá liều.

Chăm sóc cơ thể đúng cách

Khi mắc bệnh thủy đậu, người bệnh cần chăm sóc cơ thể đúng cách để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như làm nhiễm trùng những vết mụn mủ trên da.


Người bệnh cần tắm gội hàng ngày để loại bỏ mồ hôi và vi khuẩn gây bệnh. Nên tắm bằng nước ấm hay nước muối pha loãng. Không nên tắm bằng xà bông hoặc các loại sữa tắm khác vì chúng có thể gây khô và kích ứng da, gây ảnh hưởng đến những nốt mụn nước.


Người bệnh thủy đậu cần thay quần áo sạch hàng ngày, giặt giũ sạch sẽ và phơi phóng ở nơi có ánh nắng. Nên chọn trang phục có chất liệu mềm, thông thoáng để không làm vỡ những nốt mụn nước trên da.


Cần cắt móng tay sạch sẽ. Không nên cọ gãi, chà xát những nốt mụn nước trên da vì dễ làm chúng bị vỡ, nhiễm trùng, khiến bệnh càng nặng hơn.

Chế độ dinh dưỡng

Bệnh nhân thủy đậu cần xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp vì có tác dụng rất nhiều trong việc hỗ trợ điều trị bệnh.


Bệnh nhân thủy đậu cần ăn nhiều rau xanh, các loại củ, các loại đậu, cá thịt, trái cây tươi,… để bổ sung chất xơ, vitamin và các loại vi khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch.


Bệnh nhân cần hạn chế dùng các loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, vị cay nóng, thức ăn chiên xào, nướng, thức ăn đóng hộp,… vì chúng sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn, không cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng cần thiết.

Sinh hoạt thường ngày

Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần sắp xếp thời gian lao động và nghỉ ngơi cho hợp lý. Cần ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya và sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê,…


Người bệnh thủy đậu cũng cần giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng và mệt mõi.


Người bệnh thủy đậu tuyệt đối không dùng chung các loại vật dụng cá nhân với người khác. Việc dùng chung chăn mền, quần áo,… với người khác, sẽ vô tình đã phát tán virus và lây truyền bệnh cho người khỏe mạnh.

Xét tuyển trực tuyến