Người mắc bệnh thủy đậu có khả năng lây bệnh không?

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng phổ biến và thường xuất hiện theo mùa trên diện rộng. Do đó, có không ít người bệnh thường thắc mắc bệnh thủy đậu có khả năng lây nhiễm không?

Trẻ mắc bệnh thủy đậu

Trẻ mắc bệnh thủy đậu

Để tìm câu trả lời cho thắc mắc này, người bệnh có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây từ bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng thường xảy ra ở trẻ em, tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Các dấu hiệu thủy đậu phổ biến bao gồm việc xuất hiện rất nhiều mụn nước ngứa và đỏ trên da. Trong một vài ngày, các nốt mụn nước này có thể vỡ ra, rò rỉ dịch và đóng vảy trước khi chúng được chữa lành.


Bệnh thủy đậu được gây ra bởi virus Varicella – Zoster (cùng nhóm với virus gây bệnh Zona thần kinh) có thể tồn tại trong nước bọt, các chất lỏng từ mụn nước hoặc quần áo và đồ dùng cá nhân của người bệnh. Virus gây bệnh xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh và nhân lên nhiều lần để làm suy yếu hệ thống miễn dịch trong cơ thể và tạo ra các triệu chứng nhiễm trùng. Trong hầu hết các trường hợp, một người có thể bị bệnh thủy đậu sau khi đã tiếp xúc ở cự ly gần hoặc sử dụng đồ vật các nhân của người bệnh thủy đậu.


Các triệu chứng thủy đậu thường kéo dài từ 10 đến 21 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với virus gây bệnh và hầu hết các trường hợp thủy đậu sẽ khỏi trong 2 tuần. Bệnh thủy đậu nói chung là một tình trạng không nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh vẫn có thể biến chứng, mụn nước có thể lây lan đến miệng, mũi thậm chí là bộ phận sinh dục của người bệnh.

Bệnh thủy đậu có lây không?

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, thủy đậu là bệnh rất dễ lây lan và lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp (ôm, hôn) hoặc gián tiếp (quần áo, vật dụng cá nhân) với người bệnh. Thủy đậu dễ lây nhất trong thời gian 1 – 2 ngày sau khi nhiễm virus và khả năng lây lan giảm xuống sau khi các mụn nước vỡ ra và đóng vảy. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhiễm virus thủy đậu thông qua việc hắt hơi, ho, ăn uống chung,…


Các đối tượng dễ bị lây thủy đậu bao gồm:


  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có mẹ chưa từng bị thủy đậu hoặc chưa tiêm vắc-xin.

  • Phụ nữ mang thai và không được tiêm vắc-xin thủy đậu.

  • Người làm việc trong môi trường chăm sóc trẻ em hoặc trường học.

  • Những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do thuốc, hóa trị liệu hoặc do một căn bệnh nào đó chẳng hạn như ung thư hoặc HIV.

  • Những người đang dùng thuốc Steroid điều trị một bệnh hoặc tình trạng khác, chẳng hạn như hen suyễn.

  • Người thường xuyên hút thuốc.

Biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu

Thông thường thủy đậu thường không nghiêm trọng và có thể khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh biến chứng, người bệnh có thể đối mặc với một số nguy cơ, bao gồm cả tử vong. Một số biến chứng bao gồm:


  • Nhiễm khuẩn da, viêm da, mô mềm hoặc xương.

  • Nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng vi khuẩn trong máu.

  • Mất nước

  • Viêm não hoặc viêm phổi

  • Tử vong


Nếu một người phụ nữ mang thai và bị thủy đậu, đứa trẻ sinh ra có thể gặp các biến chứng bao gồm thấp cân, dị tật bẩm sinh như tay chân bất thường hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trí não.


Nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh thủy đậu, hãy đến bệnh viện và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ có thể chẩn đoán thủy đậu bằng cách kiểm tra tình trạng da và xem xét các triệu chứng khác. Bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc để làm giảm sự nghiêm trọng của các triệu chứng và hạn chế các biến chứng.


Ngoài ra, hãy đến bệnh viện ngay lập tức khi:


  • Các nốt mụn nước lây lan đến mắt, mũi hoặc miệng.

  • Mụn nước trở nên nóng rát hoặc căng bóng. Điều này có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng và cần điều trị ngay lập tức.

  • Xuất hiện tình trạng chóng mặt, mất phương hướng, rối loạn nhịp tim, khó thở, run rẩy, mất kiểm soát tứ chi.

  • Buồn nôn, nôn, cứng cổ kèm sốt trên 38 độ C.

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đào tạo Điều dưỡng chuyên nghiệp

Phương pháp phòng ngừa bệnh thủy đậu

Hiện tại, việc tiêm vắc-xin là cách tốt nhất để ngăn ngừa thủy đậu. Trẻ em chưa bao giờ bị thủy đậu nên tiêm hai liều vắc-xin vào tháng thứ 12 (hoặc tháng thứ 15) và liều thứ 2 vào khoảng 4 – 6 tuổi. Người trên 13 tuổi chưa bao giờ tiêm vắc-xin thủy đậu có thể tiêm 2 liều thủy đậu cách nhau ít nhất là 28 ngày.


Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú có thể không phù hợp để tiêm vắc-xin thủy đậu. Do đó, trao đổi với bác sĩ về cách phòng ngừa và ngăn chặn thủy đậu an toàn khác đối tượng này. Ngoài ra, một liều vắc-xin thủy đậu thông thường có thể không mang lại hiệu quả cho người trên 65 tuổi. Vì vậy, đối tượng này cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn để sử dụng một liều vắc-xin mạnh hơn.


Vắc-xin thủy đậu rất an toàn và hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh. Hầu hết những người tiêm vắc-xin sẽ không bị thủy đậu. Nếu một người tiêm vắc-xin bị thủy đậu, các triệu chứng thường nhẹ hơn, ít hoặc không có mụn nước (có thể xuất hiện mề đay mẩn ngứa hoặc phát ban), sốt nhẹ hoặc không phát sốt.


Bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng da có thể lây nhiễm, do đó người bệnh thủy đậu cần tránh tiếp xúc với người khác cho đến khi các nốt mụn nước đóng vảy. Trong quá trình điều trị nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên môn.

Xét tuyển trực tuyến